Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

0 nhận xét
Nhiều cử tri cho rằng vẫn còn tình trạng Luật khung, luật ống, luật chờ Thông tư hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống.

Chuẩn bị Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, ngày 4/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội, đã tiếp xúc đông đảo cử tri quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII dự kiến khai mạc vào ngày 21/5 và kéo dài 1 tháng, thông qua 13 dự án Luật, cho ý kiến 7 dự án Luật khác, xem xét tình hình kinh tế - xã hội, phê chuẩn ngân sách nhà nước, chất vấn và trả lời chất vấn. Vấn đề được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm là quản lý trật tự đô thị, bảo đảm an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; công tác phòng chống tham nhũng; đổi mới giám sát của Quốc hội... Nhiều cử tri cho rằng vẫn còn tình trạng Luật khung, luật ống, luật chờ Thông tư hướng dẫn nên chậm đi vào cuộc sống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội.

Cử tri Ba Đình và Hoàn Kiếm đánh giá cao Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, nhấn mạnh đây là nghị quyết rất đúng và trúng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cử tri và đảng viên. Nhiều ý kiến đề nghị cần tiếp tục có các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hỗ trợ người dân nghèo khi giá cả tăng cao..

Thay mặt các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh cử tri đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến sôi động, tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng, đề cập nhiều vấn đề phong phú, cả cấp vĩ mô quốc gia, cả cấp thành phố, cấp quận.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội được cử tri tin tưởng bầu ra phải luôn xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống, từ tâm tự nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân. Thống nhất cao với kiến nghị của cử tri, Tổng Bí thư cho rằng, tiếp xúc cử tri tuy đã phát huy hiệu quả rõ rệt nhưng cần tiếp tục có những đổi mới hơn nữa để những kiến nghị mang hơi thở cuộc sống của cử tri đến được với Quốc hội.

Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Nghị quyết Trung ương 4 chỉ là một nội dung. Từ trước đến nay có nhiều Nghị quyết về chống tham nhũng với mục tiêu là làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước và toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị đã làm quyết liệt để có được những kết quả như bây giờ. Tuy nhiên trong quá trình làm luôn đòi hỏi, phát sinh những vấn đề mới đòi hòi phải làm tiếp, làm quyết liệt hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Bây giờ cơ chế thị trường, hội nhập, tính chất phức tạp, Trung ương quyết tâm rất cao, biện pháp đề ra có rồi, bắt mạch kê đơn đúng rồi, toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị phải làm. Bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan, thận trọng, làm bước nào chắc bước ấy, có hiệu quả, đây là vấn đề con người, không cẩn thận sẽ rối nội bộ. Từng người tự điều chỉnh, từng người làm. Cử tri bày tỏ tình cảm như thế này, càng tin tưởng hơn, đồng thời thấy hết trách nhiệm... mục tiêu cuối cùng là Đảng mạnh lên, Nhà nước ta mạnh lên, hệ thống chính trị vững mạnh, đại đoàn kết toàn dân, đưa đất nước tiến lên.

Tổng Bí thư đồng tình cao với kiến nghị của cử tri về hạn chế chênh lệch giàu – nghèo, tiếp tục chăm lo chính sách an sinh xã hội. Xóa đói giảm nghèo là một trong những điểm sáng của Nhà nước ta trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, các chính sách về hạn chế khoảng cách giàu nghèo càng cần phải được quan tâm.

“Nếu không chăm lo tốt chính sách xã hội thì chúng ta không đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Không đảm bảo lo điều này thì không đầy đủ trách nhiệm với dân, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, ngay trong từng bước phát triển, chứ không phải chờ tới khi kinh tế phát triển lên rồi mình mới làm. Sắp tới Trung ương sẽ bàn về vấn đề này và có thể sẽ có một nghị quyết chuyên đề về chính sách xã hội. Nếu có nghị quyết này thì đây là lần đầu tiên có nghị quyết của Trung ương bàn chuyên đề về chính sách xã hội, an sinh xã hội, hạn chế tối đa chênh lệch giàu nghèo”.

Tại cuộc tiếp xúc, lãnh đạo quận Ba Đình và Hoàn Kiếm đã trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi, kiến nghị liên quan đến các vụ việc cụ thể trên địa bàn. Những ý kiến đóng góp của cử tri tại cuộc tiếp xúc sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổng hợp chuyển tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII./.

Đặng Linh/VOV-Trung tâm tin
Xem thêm →

Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp đoàn lãnh đạo Hà Nội

0 nhận xét
Chiều 30-4, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã tiếp đoàn lãnh đạo thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu, đến thăm thành phố Đà Nẵng nhân dịp kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4).


Đồng chí Nguyễn Thế Thảo (trái) tặng bức tranh phố cổ Hà Nội cho Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: Việt Dũng

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh và đồng chí Nguyễn Thế Thảo đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý đô thị. Trong đó, đồng chí Nguyễn Thế Thảo ủng hộ chủ trương hạn chế nhập cư của thành phố Đà Nẵng. Đồng chí cho rằng, đây là chủ trương phù hợp để tạo cơ sở ổn định quy mô dân cư, từ đó đề ra các hướng đột phá về kinh tế - xã hội, xây dựng các đô thị lớn phát triển bền vững và hiện đại.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thế Thảo gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng nhân dịp Kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng chí bày tỏ ấn tượng trước việc Đà Nẵng phát triển năng động, đột phá trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch, chỉnh trang làm cho diện mạo đô thị của thành phố ngày càng hiện đại, văn minh. Đồng chí cho rằng, với tốc độ phát triển năng động, sáng tạo, Đà Nẵng xứng đáng là thành phố động lực của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Thế Thảo giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, qua đó mong muốn 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hà Nội và Đà Nẵng cần tăng cường sự gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của từng địa phương, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh trong những năm đến.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh gửi lời cảm ơn chân thành trước những tình cảm tốt đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội dành cho Đà Nẵng. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh vui mừng cho biết, sau 15 năm chia tách đơn vị hành chính, Đà Nẵng và Quảng Nam đều phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, gặt hái nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh an sinh xã hội...

V.D
Xem thêm →

ĐC Lê Thanh Hải dự lễ khánh thành di tích Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

0 nhận xét
Sáng 28/4, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UB.MTTQ VN TPHCM có các đồng chí Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Lê Hoàng Quân - Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Dương Quan Hà - Chủ tịch UB.MTTQ Tp.HCM; Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành đoàn đã đến dự Lễ kỷ niệm 37 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 126 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Lễ khánh thành công trình tôn tạo khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định giai đoạn 1 tại tỉnh Bến Tre. Cùng dự Lễ còn có 50 đoàn viên thanh niên, đại diện các cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn Tp.HCM và hàng ngàn người dân tỉnh Bến Tre.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đang thăm di tích 1 miệng hầm nổi tại khu di tích - Ảnh:TTO

Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, đồng Lê Thanh Hải đã đặc biệt cám ơn Đảng bộ - Chính quyền  và nhân dân huyện Mỏ Cày và xã Tân Phú Tây, tỉnh Bến Tre đã quan tâm gìn giữ và tôn tạo Khu Di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Khu di tích này đóng tại Bến Tre theo quyết định của Thường vụ TW Cục miền Nam và đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1995. Công trình tôn tạo khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được khởi công từ tháng 9/2010, đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích hơn 14 nghìn mét vuông, với tổng mức đầu tư gần 18 tỷ đồng. Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được chia làm 2 khu là khu trung tâm và khu các hầm lịch sử. Những khu hầm này từng là nơi ở và làm việc của các đồng chí Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ,Trần Bạch Đằng,… Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử to lớn của Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy đã bày tỏ:

Dịp này, UB.MTTQ TPHCM đã trao tặng 300 triệu đồng, Thành đoàn TPHCM đã tặng 250 triệu đồng, Hội liên hiệp Phụ nữ TP tặng 250 triệu đồng ủng hộ xây nhà tình nghĩa, tình thương cho người dân vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Bến Tre.

Ngọc Hiếu
Xem thêm →
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

"Sói biển" Mỹ khống chế được "Thủy quái" Trung Quốc?

0 nhận xét
Nhận được lời đề nghị khẩn của Philippines muốn có “dơi biển” M80 Stiletto để đối phó với “thủy quái” lạ của Trung Quốc, Mỹ cho rằng Philippines chỉ cần dùng “sói biển” CB90 cũng đủ sức khiến thủy quái của Trung Quốc phải im tiếng...


“Giết gà không cần dao mổ trâu”, đó là quan điểm của Lầu năm góc trước lời đề nghị từ Philippines muốn có M80 Stiletto để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.


Theo lời “tư vấn” từ giới chức quân sự Mỹ, thì hải quân Philippines chỉ cần đưa “sói” CB90 “xuống biến” thì cũng đủ khiến cho hải quân Trung Quốc phải e ngại.


“Sói biển” của Mỹ có tên gọi đầy đủ là Riverine CB90, một tàu tuần duyên không đối thủ và rất quen thuộc với các đơn vị tuần tiễu cửa biển của hải quân Mỹ.


Riverine CB90 có trọng tải 19 tấn, thân tàu được thiết kế và chế tạo liền khối bằng nhôm.


Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 2 hoa tiêu và 2 chuyên viên cơ khí cùng 20 binh sỹ thủy quân lục chiến.


Theo thiết kế CB90 được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại, hệ thống trinh sát vô tuyến, hệ thống truyền tin chỉ huy quân đội và hệ thống rà soát điện đàm.


Ngoài ra, Riverine còn được trang bị điều hòa không khí cao cấp với hệ thống lọc khí độc ProEngin để đối phó với những loại khí độc hay vũ khí sinh hóa.


Bên cạnh đó “sói biển” còn sở hữu hỏa lực mạnh mẽ...


Dàn súng đại liên được trang bị trên tàu

Một chiếc sói biển Riverine CB90 được hạ thủy


3 khẩu đại liên, 1 khẩu súng phóng lựu 40mm, 2 khẩu súng cối 120mm bán tự động với khả năng bắn 20 viên/ 2 phút được đặt trên tháp pháo, hệ thống tên lửa mini hải đối đất HeliFire RBS-17 có tầm sát hại từ 8 đến 10km.







Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Tạo điều kiện DN tiếp cận vốn vay

0 nhận xét
Trong hai ngày 3-4/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 4/2012 nhằm thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực bước đầu, đúng hướng, đặc biệt là các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ tháng 7/2011 đã bắt đầu giảm dần cho đến nay có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16% và tháng 4 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2011, CPI tháng 4/2012 tăng 2,6% (thấp nhất trong 3 năm qua, cùng kỳ năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%).

Về tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhờ đó, trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm giảm xuống còn 12%/năm; lãi suất tín dụng đã giảm khoảng 1-1,5% so với đầu năm. Thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước 4 tháng đầu năm 2012 đạt trên 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2012 ước khoảng 33,6 tỷ USD, tăng 4,4%. Nhập siêu 4 tháng đầu năm khoảng 176 triệu USD, bằng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm qua (cùng kỳ năm 2011, nhập siêu hơn 4,5 tỷ USD), có tác động tích cực trong cân đối và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2012 mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;… sản xuất công nghiệp tháng 3 và tháng 4 đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ nét so với hai tháng đầu năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định.

Trong những tháng đầu năm 2012, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập của người nông dân. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch trong những tháng đầu năm diễn ra sôi động, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế như: Lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Dư nợ tín dụng giảm mạnh. Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp hơn nhiều so với 4 tháng đầu năm 2011. Số doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc giải thể cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn…

Đề cập tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các thành viên Chính phủ cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2012 ước đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước, nhưng là mức tăng hợp lý trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời khẳng định, những kết quả bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển sản xuất nông nghiệp… trong những tháng đầu năm 2012 đã tạo các điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đưa tốc độ tăng trưởng của các quý sau đạt mức cao hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, các áp lực tăng giá đầu vào nhất là giá điện, xăng dầu, sức mua giảm, cùng với đó là nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức… Vì vậy, để duy trì được mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6%) trong năm 2012, sức ép về tăng trưởng trong những quý còn lại của năm nay là rất lớn, cần sự nỗ lực cao độ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2012.

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tập trung mạnh vào các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hành triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; có các giải pháp hỗ trợ sản xuất công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; đổi mới kênh thu mua, phân phối, phát triển các hình thức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian từ nhà sản xuất cho tới người tiêu thụ cuối cùng.

Đồng tình với quan điểm cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền bày tỏ quan điểm, năm 2012 nên duy trì CPI ở mức khoảng 9%, không nên để CPI tụt xuống sâu quá. Nếu CPI để tụt xuống quá sâu sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, cũng như gây sốc cho nền kinh tế; việc kiềm chế lạm phát phải đi đôi với chống suy giảm kinh tế, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình… đề xuất việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phân bổ vốn cho các công trình đầu tư công; chú trọng các giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nhất là đối với lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành chức năng trong phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phòng, chống cháy rừng cũng như kiểm soát việc sử dụng các chất cấm trong thực phẩm.

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các chính sách lãi suất và lượng tiền cung ứng.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cụ thể hơn nữa về vấn đề nợ xấu ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của ngân hàng; điều hành linh hoạt hơn cơ cấu tín dụng; trong thực hiện gia hạn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cần phân loại doanh nghiệp, có thái độ rõ ràng với những doanh nghiệp chây ì, nợ thuế; đồng thời lưu ý các Bộ, ngành chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người; kiềm chế tại nạn giao thông; phòng, chống bão lụt khi mùa mưa bão đang đến gần; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh…

Các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh, cần tập trung triển khai tốt hơn nữa công tác bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Tại phiên họp, Chính phủ cũng dành một phần lớn thời gian để thảo luận, đề ra các giải pháp xóa bỏ những rào cản chủ yếu làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó tập trung vào 4 nhóm rào cản chủ yếu là: nhóm rào cản xuất phát từ cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức hệ thống kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ các yếu tố đầu vào của nền sản xuất và nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, căn cứ vào các mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2012, qua 4 tháng đầu năm 2012 cho thấy tình hình kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; ở từng lĩnh vực cụ thể, những kết quả đạt được là khá toàn diện. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn, trong đó nổi lên là sản xuất kinh doanh khó khăn; doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất tăng nhiều hơn so với cùng kỳ; hàng tồn kho lớn…

Khẳng định kiên định mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện lộ trình hạ lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều hành tín dụng ở mức hợp lý đối với tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay sản xuất hàng xuất khẩu…Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu; khoanh nợ.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm cân đối ngân sách, giữ bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 ở mức 4,8% GDP như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và khuyến khích đầu tư xã hội, thúc đẩy đầu tư FDI qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vốn tín dụng của nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về điện, giao thông… Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực có lợi thế về thị trường như nông nghiệp; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Có chính sách giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng quản lý, kiểm soát tốt giá cả thị trường, đặc biệt là đối với những sản phẩm hàng hóa thiết yếu đối với cuộc sống. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm, trong đó hết sức lưu ý nắm bắt, xử lý kịp thời các bức xúc xã hội nổi lên như việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp phải giải thể, hoặc ngừng hoạt động; giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa; cứu đói cho đồng bào…

Thủ tướng cũng lưu ý, trong giải quyết các công việc tổng thể, các Bộ, ngành địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kiềm chế tai nạn giao thông; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống thiên tai, bão lụt; đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, các cơ quan thông tin đại chúng cần đề cao trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân, thông tin trung thực, khách quan trên các mặt, cả thuận lợi, cả khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội, cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

Tại Phiên họp, Chính phủ cũng nghe, thảo luận về dự thảo Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 ; Báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012 và một số biện pháp tháo gỡ khó khăn./.

Thiện Thuật (TTXVN)
Xem thêm →

Lá chắn tên lửa Mỹ “hạ gục” Trung Quốc

0 nhận xét
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (3/5) tuyên bố, lá chắn tên lửa mà Mỹ và NATO định dựng lên ở Châu Âu có thể vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với của Nga.

Phát biểu tại một hội nghị về vấn đề phòng thủ tên lửa được tổ chức ở thủ đô Moscow ngày hôm qua, ông Sergei Koshelev, người đứng đầu Cục Hợp tác Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng: “Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc sẽ bị lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO vô hiệu hóa sớm hơn Nga. Trung Quốc có khả năng về hạt nhân hạn chế hơn rất nhiều so với của Nga”.

Theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới được Mỹ và Nga ký kết năm 2010, Nga có quyền triển khai 1.500 đầu đạn hạt nhân và 800 tên lửa. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với của Nga.

Trung Quốc đã thừa nhận thực tế trên, ông Koshelev cho biết. "Tuy nhiên, Trung Quốc rõ ràng có một chính sách khác để đảm bảo an ninh quốc gia và chính sách đó phải do chính Trung Quốc tự đánh giá”, vị quan chức quốc phòng của Nga nói thêm.

Ông Koshlev tin rằng, Bắc Kinh đóng vai trò lớn trong việc gây ảnh hưởng đến kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO. Không rõ đây có phải là động thái của Nga nhằm lôi kéo Trung Quốc đứa về phía nước này trong cuộc đối đầu với Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa hay không.

Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ về vấn đề lá chắn tên lửa thời gian này lại có dịp bùng lên khi NATO do Mỹ dẫn đầu có dự định thông báo việc triển khai giai đoạn đầu của kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa ở Châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh ở Chicago vào ngày 20/5 tới.

Moscow từ lâu đã phản đối kế hoạch của Mỹ và NATO trong việc thiết lập các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này vì cho rằng các hệ thống đó sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh nước Nga. Washington và NATO liên tục khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Iran và Triều Tiên. Moscow yêu cầu Mỹ và NATO phải đảm bảo trên “giấy trắng mực đen” rằng, hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu không nhằm chống Nga. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đến nay vẫn bác bỏ yêu cầu đó.

Nga đã nhiều lần đe dọa sẽ triển khai một loạt tên lửa ở khu vực biên giới để đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ nhưng những lời đe dọa này không làm Washington nao núng. Mỹ tuyên bố sẽ kiên quyết triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa bất chấp sự phản đối của Nga.

Kiệt Linh - (theo RIA)
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới

0 nhận xét
Chiều 3/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp xã giao ông M. Mohieldin, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) để trao đổi về  một số dự án giáo dục và an sinh xã hội mà Chính phủ Việt Nam đang tập trung triển khai thực hiện.

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và ông M. Mohieldin, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới - Ảnh: VGP/Từ Lương

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao và trân trọng những đóng góp của WB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhờ sự hỗ trợ  quý báu của cộng đồng các nhà tài trợ nói chung và WB đã giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn vừa qua.

Phó Thủ tướng mong muốn WB tiếp tục cung cấp các hỗ  trợ cần thiết về tài chính và kỹ thuật giúp Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu quan trọng, trong đó có khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực.

Về bảo đảm an sinh xã hội, Phó Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ Việt Nam tập trung vào 3 trụ cột cơ bản gồm: phòng ngừa và bảo đảm an toàn cho người dân trước các rủi ro; bảo vệ nhằm đưa người dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói; thực hiện quyền bình đẳng và thúc đẩy nhằm tạo cơ hội cho người dân nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ tư vấn và tài chính giúp việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững sau khi đạt được mức thu nhập trung bình và hỗ trợ Việt Nam trong chương trình phòng chống lao quốc gia nằm trong chương trình tổng thể của Chương trình vì một thế giới không còn bệnh lao.

Bày tỏ sự ấn tượng trước sự phát triển về kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua, ông M. Mohieldin khẳng định, những hỗ trợ tín dụng của WB trong thời gian qua đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng một cách có hiệu quả đặc biệt là  nguồn vốn dành cho giáo dục, an sinh xã hội. Ông M. Mohieldin khẳng định, thời gian tới WB sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn tín dụng để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các quyết sách liên quan đến giáo dục, nông thôn, đặc biệt là ưu tiên cho mục tiêu phát triển bền vững theo hướng phát triển hệ thống hệ thống dịch vụ an sinh xã hội phù hợp với Việt Nam.

Từ Lương
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by