Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Tham nhũng không giảm, nghị quyết không thành công

0 nhận xét
Ngay sau cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM chiều 2/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi riêng.

-> CTN Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1,3

Một trong những nội dung nóng bỏng được cử tri nêu nhiều ý kiến là việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 (khóa XI, 2010 - 2015) - “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” - có đạt kết quả như mong đợi hay không? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói:


- Vấn đề nổi lên là tâm trạng chờ đợi xem những hành động cụ thể của các cấp ủy Đảng như thế nào? Công việc xây dựng Đảng có đúng, đạt, giống y hệt như mong muốn của nghị quyết trung ương 4 hay không? Chúng tôi cũng hiểu tại sao như vậy. Vì đã nhiều lần Đảng phát động xây dựng chỉnh đốn Đảng rồi. Mỗi lần như vậy đều có những kết quả nhất định. Nhưng nhìn chung những kết quả đạt được đó trong mỗi kỳ đại hội chưa đáp ứng được nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, hay nói cách khác là chưa đạt yêu cầu.

* Thưa Chủ tịch nước, nghị quyết trung ương 4 nói rõ phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật...”. Vậy đâu là những sự thật hiện nay cần nhìn rõ, nhìn đến tận cùng để có được sự chuyển biến rõ rệt?

- Vấn đề xây dựng Đảng là hết sức rộng lớn. Tuy nhiên, trước tình hình yếu kém về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trung ương đã xác định ba nội dung cấp bách và cho rằng đấy là những vấn đề cốt tử hiện nay. Theo đó, đầu tiên là phải chấn chỉnh cho được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây là việc cơ bản, trọng tâm, then chốt nhất, cốt yếu nhất ở nghị quyết trung ương 4. Cái hồn hay xương sống của nghị quyết này là ở chỗ đó.

Đồng thời đi kèm theo đó là hai vấn đề khác, bổ khuyết cho nội dung trên. Đó là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân.

Nhìn thẳng vào sự thật là phải nói đúng thực trạng hiện nay. Điều quan trọng hơn là phải nhận rõ nguyên nhân vì sao đã kéo dài lâu lắm rồi nhưng giải quyết không được, đặc biệt chú ý nguyên nhân chủ quan, không được đổ lỗi cho khách quan. Không nói tại, bị thế này, thế khác. Tại sao trong quản lý, lãnh đạo mà để như thế này và đã kéo dài trong nhiều năm tháng, nhiều khóa rồi, nên lần này cần được nói thật rõ. Nếu đổ lỗi cho khách quan là không đúng với tinh thần của nghị quyết trung ương 4.

Từng cá nhân phải tự liên hệ xem mình có khuyết điểm hay không. Nếu chỉ nói anh này, anh kia có khuyết điểm mà bản thân mình hay cấp mình chẳng có khuyết điểm gì là không được. Chúng ta đang nói đến “một bộ phận không nhỏ...” thì bộ phận này ở đâu phải được chỉ ra cụ thể. Nhóm lợi ích nằm ở đâu cũng phải được chỉ ra. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, không được né tránh. Tư tưởng của nghị quyết trung ương 4 lần này đòi hỏi như vậy.

* Thưa Chủ tịch nước, nhiều ý kiến cho rằng có một sự thật tồn tại lâu nay cần được nhìn rõ, nhìn đến tận cùng, đó là sự thật che giấu những sự thật về tiêu cực, tham nhũng...

- Việc che giấu có nhiều lý do. Có thể do “bệnh thành tích”, tức là thành tích giả nhưng muốn biến thành thành tích thật nên phải báo cáo láo, hoặc thành tích của người khác nhưng nói đó là thành tích của mình... Nhưng điều nghiêm trọng hơn là vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, có khi làm lệch lạc về chủ trương, chính sách, nên hết sức nguy hiểm. Lần đầu tiên trong văn kiện đã được Tổng bí thư cảnh báo vấn đề lợi ích nhóm, nên rất hệ trọng.

* Như vậy việc tẩy rửa những điều nhức nhối này sẽ được gắn kết như thế nào trong việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”?

- Chống tham nhũng, lãng phí... thực chất cũng là xây dựng Đảng. Hai vấn đề này đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chẳng hạn như nếu cuối nhiệm kỳ này, trung ương công bố rằng việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 thật tốt, nhưng tham nhũng, lãng phí không giảm là không thành công. Chắc chắn là như thế. Hay nói rõ hơn, nếu như trung ương lãnh đạo chống tham nhũng, lãng phí trong nhiệm kỳ không làm giảm đi, không đẩy lùi được thì cũng có nghĩa nghị quyết trung ương 4 không thành công. Nếu không muốn nói là thất bại.

Do vậy, trung ương rất quan tâm thực hiện có hiệu quả nghị quyết trung ương 4, đồng thời cũng quan tâm thỏa đáng việc chống tham nhũng, lãng phí. Cử tri liên tục hỏi Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng tới đây sẽ như thế nào? Đặt định nó ở đâu, mô hình tổ chức ra sao, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động...? Đây là vấn đề sẽ được trung ương nghiêm túc thảo luận, bàn trong tháng 5-2012 và sẽ quyết định một cách rất cẩn thận.

Theo Tuổi trẻ
Xem thêm →

Tên lửa không đối không hàng đầu thế giới của Việt Nam

0 nhận xét
Trung tuần tháng 4 năm 2012, Malaysia đã mua các tên lửa RVV-AE (R-77) của Nga tổng trị giá 35 triệu USD để triển khai trên máy bay Mig-29N và 18 Su-30MKM. Lô các tên lửa đầu tiên sẽ tới Malaysia vào cuối năm 2012.

R-77 là loại tên lửa không đối không tầm trung hàng đầu trên thế giới, một trong những vũ khí hiện đại trang bị trên chiến đấu cơ Nga và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.


Thiết kế R-77


Thiết kế phần đuôi của tên lửa R-77


Tên lửa R-77 được phóng đi từ máy bay Su30


R-77 do hãng Vympel thiết kế, sản xuất dùng cho mục đích tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.


Loại tên lửa này có thể trang bị trên hầu hết tiêm kích đa năng hiện đại của Nga như MiG-29; MiG-31, MiG-35, Su-27/30, Sukhoi PAK FA T-50...


thậm chí, cả biến thể hiện đại hóa của tiêm kích huyền thoại MiG-21 (MiG-21 Lancer, MiG-21-93, MiG-21bison).


Đặc trưng của R-77 có 4 cánh thăng bằng ở chính giữa và phía đuôi, tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kích 200mm, khối lượng 175kg, lắp một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 22kg.


Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70 đến 85%


Một chiếc Su30 được trang bị 5 tên lửa R-77


được dẫn đường quán tính đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường) với các thông tin cập nhật liên tục từ máy bay


khi cách mục tiêu khoảng 20km đầu tự dẫn radar chủ động tên lửa kích hoạt, quét tìm, khóa, tiêu diệt mục tiêu.


Một chiến đấu cơ MiG 29 được trang bị tên lửa R-77


Biên chế tên lửa R-77 trên một chiếc MiG29


Thậm chí chiến đấu cơ cổ MiG21 sau khi nâng cấp cũng có thể mang được tên lửa hiện đại R-77


Mô phỏng hình ảnh tên lửa R-77 tấn công mục tiêu...


... và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu giả định


Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: không được dùng quân đội cưỡng chế đất đai

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương khi cưỡng chế thu hồi đất phải làm chặt chẽ, đúng pháp luật, không được dùng vũ khí nóng... Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh việc không được huy động lực lượng quân đội ở huyện, tỉnh vào cưỡng chế.

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá công tác này thời gian qua đạt kết quả tích cực. Các vụ việc phức tạp tồn đọng kéo dài đã tập trung giải quyết được 66%, từ 1.052 vụ hiện còn lại 528 vụ. “Kết quả này góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, giữ gìn an ninh chính trị”, Thủ tướng đánh giá.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng khiếu nại của nhân dân còn nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa giải quyết dứt điểm, không chỉ vậy những nảy sinh mới vẫn tiếp tục tăng lên. “Nếu như chúng ta chủ quan, xem thường, không tập trung giải quyết có hiệu quả sẽ là mầm mống dẫn đến mất ổn định an ninh trật tự”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để giải quyết có lý có tình, tận cùng những việc còn tồn đọng kéo dài. Hạn chế tối đa việc khiếu kiện đông người kéo đến trung tâm thành phố lớn, gây mất ổn định.

“Yêu cầu đặt ra như vậy không dễ dàng gì tuy nhiên chúng ta buộc phải làm có hiệu quả. Tôi đề nghị coi đây là việc quan trọng thường xuyên của chính quyền, phải tập trung chỉ đạo sâu sắc cụ thể từng việc một”, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương phải lập hồ sơ tất cả 528 vụ còn tồn đọng. Trong đó phải chỉ rõ đã giải quyết những gì và hiện nay còn vướng cái gì? Phương hướng sắp tới còn giải quyết thế nào? Ngoài ra, phải lập cả hội đồng tư vấn, trong đó có mặt trận, các đoàn thể và luật sư thẩm định phương án. Từ đó xem xét chính quyền có sai trái gì không, nếu sai thì nhận lỗi và sửa chữa. Nếu không sai thì xem nhân dân thế nào từ đó có phương án giải quyết hỗ trợ cụ thể.

Qua báo cáo của các tỉnh, khiếu kiện chủ yếu do đất đai (chiếm 70%). Thủ tướng cho rằng vì lợi ích của đất nước, của toàn dân nên vẫn tiếp tục phải thu hồi đất để phát triển cơ sở hạ tầng; nhưng phải làm chặt chẽ, đúng pháp luật và phải thu hồi theo quy hoạch. Thủ tướng cũng chỉ đạo quy hoạch không được làm tùy tiện mà phải chặt chẽ rồi từ đó công khai cho nhân dân biết. “Từ quy hoạch cho tới khi phương án thu hồi đất, đền bù tái định cư phải đúng pháp luật, sát thực tế, đảm bảo dân chủ, công khai, đảm bảo sự đồng thuận trong nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý việc thu hồi đất xây dựng khu đô thị phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên vì khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất đô thị có giá trị hơn rất nhiều.

Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng lưu ý các địa phương phải làm hết lòng, hết trách nhiệm, hết sức đối với khiếu nại của nhân dân để họ thấy được lẽ phải, đồng tình chấp hành. Nếu dân có khó khăn thì tiếp tục hỗ trợ. Đối với những trường hợp cố tình không chấp thuận cũng phải làm hết cách, sau đó mới buộc phải cưỡng chế.

“Khi cưỡng chế, phải rất chặt chẽ, đúng pháp luật, với tinh thần không được dùng vũ khí nóng... Nhân đây tôi nói luôn là không được dùng quân đội vào cưỡng chế; bộ đội huyện tỉnh, không được tham gia cưỡng chế”, Thủ tướng nhấn mạnh phương án thực hiện cưỡng chế.

Quang Phong
Xem thêm →

Tàu Trung Quốc ùn ùn tới Biển Đông

0 nhận xét
Lực lượng Vũ trang Philippine hôm qua (2/5) cho biết, hiện tại, có tới 14 tàu thuyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough - khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Trong số này có những tàu hàng hải lớn nhất và mạnh nhất của Trung Quốc.

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, Philippine chỉ có hai tàu: một của Cục Ngư nghiệp và Các nguồn lực dưới nước - tàu MCS 3008, và một của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển – tàu BRP Edsa II, đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của nước này ở khu vực bãi cạn Scarborough.

Tính đến đêm hôm 30/4, hai tàu của Philippine đã phát hiện 14 tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough. Trong số này có 4 tàu hàng hải lớn và 10 tàu đánh cá.

Các tàu hàng hải của Trung Quốc có mặt ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông gồm tàu hải giám 71, 75 và 81 cùng với một tàu Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiệp - (FLEC) 310. Đây đều là những con tàu hàng hải được “ca ngợi” là hiện đại nhất, hùng mạnh nhất của Trung Quốc.

Ngoài ra, Philippine còn phát hiện 7 tàu đánh cá lớn và 3 tàu đánh cá nhỏ hơn “đi lại trong khu vực bãi cạn Scarborough tính đến thời điểm 8 giờ tối ngày 1/5”, Bộ Chỉ huy Quân sự khu vực Bắc Luzon (Nolcom) của Philippine cho biết.

Trước hôm 30/4, mới chỉ có 8 tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện ở bãi cạn tranh chấp và con số này đã tăng nhanh chóng chỉ trong vòng một hai ngày.

Trung tướng Anthony Alcantara – người đứng đầu Nolcom, đã ra lệnh cho các tàu của Philippine tiếp tục giám sát liên tục tình hình ở khu vực tranh chấp. Ông này tuyên bố, lực lượng của ông quyết tâm “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ”.

Theo Bộ Ngoại giao Philippine, tàu FLEC 310 của Trung Quốc hồi cuối tuần trước từng có hành động “bắt nạt” tàu thuyền Philippine. Tàu ELEC 310 đã tăng tốc vượt qua hai tàu của Philippine, tạo ra những con sóng cao 2m làm chao đảo những tàu thuyền gần đó. Tuy nhiên, kể từ sau vụ “dọa dẫm” này, không có thêm vụ va chạm tàu thuyền nào giữa Philippine và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.

Manila và Bắc Kinh đang có cuộc đối đầu căng thẳng xung quanh việc tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough sau khi xảy ra một vụ đụng độ giữa tàu thuyền hai bên hôm 8/4. Cuộc đối đầu này đã kéo dài sang tuần thứ 4 mà hai bên vẫn chưa ai chịu lùi bước.

Trong bối cảnh này, Manila tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng minh thân thiết và hùng mạnh là Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục cảnh báo Philippine không được lôi kéo các nước khác vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Kiệt Linh - (theo Philippine Daily Inquirer, AFP, Philippine Star) - VnMedia
Xem thêm →

CTN Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1,3

0 nhận xét
Ngày 2/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

truong tan sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 3.

Chia sẻ với cử tri về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, Chủ tịch nước cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng hiện là vấn đề hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến cử tri cả nước để tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng tốt hơn, hoạt động phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả hơn”.

Theo ý kiến của các cử tri, mặc dù quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí là rất lớn, nhưng thực tế diễn ra vẫn nhức nhối, phức tạp, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết cử tri đều không tán thành mô hình tổ chức như hiện nay, khi thủ trưởng đơn vị lại là người đứng đầu bộ máy phòng, chống tham nhũng.

Cử tri Nguyễn Hữu Châu (cán bộ hưu trí quận 3) bày tỏ: “Nạn tham nhũng chính là cản trở lớn nhất cho công cuộc thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở nước ta". Do đó, đề nghị nên lập ủy ban chống tham nhũng với người đứng đầu và các thành viên là chuyên trách và ủy ban này có tính độc lập tương đối.

Cử tri Bùi Đức Tráng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) nhận xét, hiện chưa có cơ chế thực sự rõ ràng để người dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước khẳng định Trung ương đang lấy ý kiến về tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng, tổ chức chỉ đạo công tác này sao cho hoạt động hiệu quả. Hiện nay, còn nhiều luồng ý kiến khác nhau như giữ nguyên bộ máy hiện tại; thay đổi bộ máy theo hướng thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Trung ương Đảng; hay tham khảo các nước trên thế giới làm tốt về chống tham nhũng để lập một ủy ban độc lập hoàn toàn. Nhưng dù theo mô hình tổ chức nào thì bộ máy mới phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, cụ thể và rõ rệt hơn so với trước; đồng thời công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay phải gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng.

Trước những ý kiến cử tri về Quốc hội vẫn chưa “tự làm luật” mà phần lớn luật do Chính phủ xây dựng sau đó trình Quốc hội; tình trạng luật sau khi ban hành gặp nhiều khó khăn khi đưa vào cuộc sống.

Chủ tịch nước khẳng định, để Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò giám sát tối cao của mình, rất cần cử tri hiến kế, góp ý nhiều hơn nữa để chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi ngày càng hiệu quả. Công tác tiếp xúc cử tri hiện đang được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng như tiếp xúc tại văn phòng, theo nhóm, cá nhân, gặp riêng từng đại biểu Quốc hội, tiếp xúc cử tri tại cơ sở, khu phố, phường… Các đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe, tiếp thu, làm sao để tâm tư, nguyện vọng của cử tri, ý kiến từ cơ sở được phản ánh đầy đủ lên diễn đàn Quốc hội.

Theo TTXVN
Xem thêm →

Sức mạnh không quân Nga 2020

0 nhận xét
Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu.

Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.

Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020.

Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại.

Máy bay tiêm kích


Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc.

Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị.

Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc.

Máy bay cường kích


Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34.

Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140.

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35.

Máy bay cảnh báo sớm


Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc.

Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể".

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có.

Máy bay ném bom tầm xa


Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M ​​sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc.

Máy bay huấn luyện


Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng.

Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại.

Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140.

Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga.

Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020:

MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn.

MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m.

Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton.

Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+.

Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga.

Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi  PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.


Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển.

Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng.

Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.

IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76.


An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo.

An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra.

A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không.

Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa.


Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen.


Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ.

Hoàng Ngân (theo Topwar)
Xem thêm →
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng

0 nhận xét
Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

-> Đọc thêm: Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by