Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

0 nhận xét
Nguyen Thanh Phuong

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị” là thông tin đúng hay sai?

-> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.


Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

- Về công ty Việt Hưng Ecopark - Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên''. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

- Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

V.T
Xem thêm →

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

0 nhận xét
Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

>> Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên
>> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi

Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.

Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.

Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Dan Van Giang
Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.

Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.

“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.

Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.

Nỗi đau từ đất


Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.

Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan

Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.

+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx
Xem thêm →

Cổng thông tin điện tử Hưng Yên nói về cưỡng chế ở Văn Giang

0 nhận xét
Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 ngày 24/4.

-> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang- Hưng Yên

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, chiều 23/4, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Ngay từ sáng sớm 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Theo đó, từ 7h sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8h30 cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế.

Đến 10h30 cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hữu quan phối hợp với UBND huyện Văn Giang tiếp tục tuyên truyền để nhân dân 3 xã trong vùng dự án thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án; đồng thời chủ động nắm bắt chặt chẽ tình hình để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003 và chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6/2004. Dự án này có quy mô đầu tư và hạ tầng tương đối đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

Khu đô thị này được xác định là đô thị lõi để huyện Văn Giang trở thành đô thị loại IV sau này; góp phần tích cực, trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Văn Giang. Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải.

Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử đụng đất được phê duyệt; đã được 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, Nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để Nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế./.

Theo hungyen.gov.vn
Xem thêm →

Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

0 nhận xét
UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng ở xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

-> Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang.

Phối cảnh Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang

Trong 72 ha đất giao đợt này có hơn 66 ha đã được các hộ dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế. Nhà đầu tư đã nhận bàn giao mặt bằng lúc 16h30 chiều cùng ngày.

Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tháng 3/2003; chính thức ban hành Quyết định thu hồi và giao đất tháng 6 năm 2004. Dự án có quy mô gần 500 ha thuộc 3 xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan của huyện Văn Giang, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.

Dự án nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Ngọc Năm/VOV-Trung tâm tin
Xem thêm →

Trang bị ngư lôi siêu hạng cho tàu ngầm Kilo Việt Nam?

0 nhận xét
Theo thiết kế, tàu ngầm lớp Kilo mà hải quân Việt Nam đặt mua của Nga có thể được trang bị loại ngư lôi tối tân nhất hiện nay VA-111 Shkval supercavitating hay còn được biết đến với tên gọi “tên lửa dưới mặt nước”.

VA-111 Shkval được xem như là 1 loại ngư lôi siêu hạng, các thế hệ sau của nó là “ngư lôi siêu khoang” hay “ngư lôi siêu bọt”, được phát triển bởi Hải quân Nga.

Với tốc độ lên tới 360 km/giờ, ngư lôi loại này được đánh giá là nguy hiểm hơn bất cứ loại ngư lôi nào khác mà Hải quân NATO đang sở hữu.

Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tầu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tầu ngầm, tầu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tầu ngầm hiện đại chạy êm.

Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia NATO...

Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang, tức là ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là “siêu tên lửa dưới nước”.


Siêu tên lửa dưới nước sẽ được trang bị cho tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam

Ngư lôi Shkval sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang.

Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng. Khi ra khỏi ống phóng 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 80 km/giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 360 km/giờ (theo một số báo cáo tốc độ này còn có thể lên tới trên 420km/giờ).

Tiếp sau Nga, một số quốc gia khác cũng cố gắng thiết kế ngư lôi siêu khoang cho riêng mình. Đức là quốc gia được biết đã có chương trình Barracuda vào năm 2004. Iran được cho là đã sử dụng thành công các ngư lôi siêu khoang trong tập trận năm 2007.

Ảnh nóng ’Tên lửa dưới nước’ dùng cho tàu ngầm Việt Nam

Thông số kỹ thuật của tên lửa dưới nước VA-111 Shkval
    - Chiều dài: 8,2 m
    - Đường kính: 0,533 m
    - Trọng lượng: 2.700 kg
    - Trọng lượng đầu nổ: 210 kg
    - Tốc độ tối đa: 360 km/giờ
    - Tốc độ ra khỏi ống phóng: 93 km/giờ
    - Tầm bắn: khoảng 6.858 m.

Thái Yên (Defence)

Xem thêm →

Mỗi phút thế giới chi 3,3 triệu USD cho quốc phòng

0 nhận xét
Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.

-> Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam

Theo thống kê về chi phí quốc phòng của thế giới năm 2011 được công bố mới đây của Viện Quốc tế (Sipri), có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mỗi phút, thế giới chi tới 3,3 triệu USD, tức 198 triệu USD mỗi giờ, 4,7 tỷ USD mỗi ngày và tương đương với 1.738 tỷ USD mỗi năm cho chi phí về quân sự.

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.


Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.


Mỹ đang thực hiện cắt giảm lực lượng bộ binh và thu hẹp trợ cấp (bao gồm cả hỗ trợ y tế) đối với các cựu chiến binh.

Mục tiêu của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng quân sự gọn nhẹ, linh hoạt và sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng.

Việc cắt giảm lực lượng bộ binh nằm trong chiến lược mới, đã được thử nghiệm tại cuộc chiến Libya: sử dụng ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của Mỹ và các chi phí lớn khác do liên quân đảm nhiệm.

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc chiến không hề giảm đi chút nào, như ngân sách cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tại Libya đã được quốc hội Mỹ thông qua cũng được bổ sung vào ngân sách của Lầu Năm Góc.

Ngoài ra, còn có các khoản chi cho ngân sách quân sự khác, trong số đó có khoảng 125 tỷ USD hàng năm chi cho nghỉ dưỡng của quân nhân và 50 tỷ USD dành cho Bộ phận Anh ninh, theo đó, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ phải chiếm tới 50% chi phí quốc phòng của thế giới.

Theo ước tính của Sipri, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới về chi phí quốc phòng trong năm 2011, với 143 tỷ USD, tương đương với 8% chi phí quốc phòng thế giới.

Tuy nhiên, với mức tăng ngân sách quốc phòng hiện nay là 170% trong giai đoạn 2002-2011, là mức tăng cao hơn cả mức tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ, tức 59% cho cùng giai đoạn này. Sự gia tăng này cơ bản là do Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Nga cũng là quốc gia có mức tăng chi phí quốc phòng cao với ngân sách quốc phòng năm 2001 lên tới 72 tỷ USD, theo đó, Nga từ vị trí thứ 5 leo lên vị trí thứ 3 về mức chi phí quốc phòng cao trên thế giới.

Tiếp theo sau Nga là Anh, Pháp, Nhật Bản, Arập Xêút, Ấn Độ, Đức, Brazil và Italy.

Về phân bố khu vực, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 70% chi phí quân sự của thế giới. Bộ ba này hiện cũng là trung tâm kinh tế của thế giới và đồng thời cũng đầu tư nguồn lực lớn nhất vào lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của các chuyên gia, chi phí quân sự thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo ước tính của Sipri, chi phí quân sự thế giới đã tăng 250 USD trên đầu người trong số 7 tỷ dân trên trái đất

Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.
Xem thêm →

Báo Chính phủ đăng tin về cưỡng chế đất ở Văn Giang

0 nhận xét
Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan. Thông tin chính thức từ UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, đã bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, Dự án thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phấn đấu trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; quy hoạch Vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Văn Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại IV sau đó sẽ là thị xã.

-> Đọc thêm: Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên

Khi trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị. Thực hiện Khu đô thị này để có nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu (bắc qua sông Bắc Hưng Hải) nối Hà Nội với Hưng Yên, tuyến đường từ huyện Văn Giang đi xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu và các công trình hạ tầng khác, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá không chỉ của huyện Văn Giang mà còn là của cả khu vực và của tỉnh, góp phần giảm bớt mật độ phương tiện giao thông trên quốc lộ 39A và quốc lộ 5 đang quá tải. Dự án này có sức lan toả lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi các đô thị trên địa bàn huyện Văn Giang.

Quá trình thực hiện Dự án đã tuân thủ đúng quy trình, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; 79% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ, trong đó có 95,5% tổng số hộ dân của xã Xuân Quan. Dự án có chính sách đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất có đất dịch vụ liền kề để giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Năm 2009, tỉnh đã bàn giao cho nhà đầu tư đợt một 57,19 ha, trong đó diện tích đất giao cho Dự án đô thị 49,87 ha, diện tích đất để làm đường giao thông liên tỉnh 7,32 ha. Đến nay, nhà đầu tư đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện diện tích đã giao đợt một của dự án đô thị; cơ bản hoàn thiện tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Để nhà đầu tư đảm bảo tiến độ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 24/4/2012, UBND huyện Văn Giang đã tiến hành hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp thuộc xã Xuân Quan để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án. Trong 72 ha đất giao đợt này có 66,2 ha các hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, tự nguyện bàn giao đất; còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế.

Trước đó, chiều ngày 23/4/2012, số đối tượng quá khích đã kích động khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng.

Ngay từ sáng sớm ngày 24/4, có khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực giải phóng mặt bằng. Từ 7 giờ sáng, các lực lượng hỗ trợ thi công đã dùng các phương tiện tuyên truyền, giải thích, vận động người dân ra khỏi khu vực hỗ trợ thi công và cưỡng chế. Đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, mặc dù đã được tuyên truyền thuyết phục nhưng vẫn còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút ngày 24/4, số người nêu trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Huy Thanh - http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/baodientu.chinhphu.vn/Hoan-thanh-viec-ho-tro-thi-cong-va-cuong-che-giai-phong-mat-bang-Du-an-Van-Giang/8342511.epi

Tiêu đề đã sửa lại báo Chính phủ: "Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang" và tổng hợp nguồn tin từ: Văn Giang: Hoàn thành việc hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by