Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

CEO Nguyễn Bảo Hoàng IDG đầu tư vào Tamtay.vn

0 nhận xét
5 năm trước, cái tên Trần Thanh Sơn bỗng dưng nổi như cồn trong làng công nghệ. Từ đó đến nay, anh vẫn tiếp tục trở thành nhân vật "hot" với những nỗ lực xây dựng mạng xã hội Việt.

Trước khi gặp Trần Thanh Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Công ty Cổ phần Tầm Tay, tôi được biết anh đã từng có nhiều năm làm việc cho các tập đoàn lớn như AIG, Andersen Consulting của Mỹ. Về Việt Nam năm 1999, Trần Thanh Sơn làm quản lý các hoạt động tư vấn IT tại Ernst & Young Indochina, và sau đó là nhà tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới.

Với đôi điều trích ngang đó, tôi định hình người đối thoại của mình sẽ mang phong thái của một gương mặt đại diện cho những người trẻ tài năng và sớm thành công.

Thế nhưng, khi Trần Thanh Sơn ngoài đời, xuất hiện, tôi không khỏi ngỡ ngàng - Một anh chàng chân đi dép lê, áo quần xộc xệch, tóc tai bơ phờ. Chắc hiểu được câu hỏi trong mắt tôi, anh cười rất tươi, cực kỳ thoải mái: "Ôi lu bu quá, phải giải quyết tức tốc công việc cho cậu nhân viên chuẩn bị đi công tác nước ngoài nên bộ dạng mới ra thế này".

Tôi nghĩ mình đi đúng hướng

- Trở lại chuyện 5 năm về trước, sao anh lại chấp nhận từ bỏ công việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài để xây dựng mạng xã hội – một khái niệm vẫn chưa được định danh ở Việt Nam?


Ông Trần Thanh Sơn

Trần Thanh Sơn: Nhiều người nói tôi lập ra Tầm Tay vào thời điểm đó chỉ là để thỏa mãn thú vui, sở thích của mình là chưa đúng, bởi ít nhiều tôi cũng có những nhìn nhận về thị trường này. Khoảng thời điểm năm 2007 - 2008, khi Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD là điều mà cả thế giới phải ngạc nhiên. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là Facebook lại không đồng ý bán cho Yahoo. Và những gì mà Facebook đang có được bây giờ đã chứng minh rằng họ làm đúng. Tôi cũng nghĩ mình đi đúng hướng.

- Nếu chỉ đi sau những người khổng lồ, mình sẽ mãi mãi là tí hon. Tầm Tay phải làm gì để có được chỗ đứng ở một thị trường còn sơ khai nhưng đã có "ông lớn" để mắt ?


Trần Thanh Sơn: Nếu so với mô hình của Tầm Tay thuở sơ khai thì nay đã khác đi rất nhiều. Những thay đổi đó là do hoàn cảnh, trong quá trình làm thấy có cái không phù hợp thì bỏ, cái nào mình thiếu thì phải bổ sung. Hiện mô hình kinh doanh của Tầm Tay không chỉ tập trung vào dịch vụ mang tính chất dịch vụ xã hội, kết bạn như ở Facebook mà chúng tôi cung cấp các tiện ích giải trí cho người dùng như chia sẻ ảnh, video…

Hiện 80% doanh thu của Tầm Tay là từ các hoạt động khác như game, còn quảng cáo chỉ chiếm chưa tới 20%. Trong thời gian tới, khi nghị định về kinh doanh internet của Chính phủ đi vào thực thi, tôi hy vọng sẽ giải quyết được nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh internet như làm rõ khái niệm về mạng xã hội chẳng hạn.

- Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi thành lập công ty, anh đã gọi được vốn đầu tư từ IDG Venture (Nguyễn Bảo Hoàng Tổng Giám Đốc IDG Venture Việt Nam). Bí quyết là gì vậy, mối quan hệ cũ hay ý tưởng kinh doanh?

Trần Thanh Sơn: Đầu tư mạo hiểm khác với các ngành khác ở chỗ nhà đầu tư không quá chú trọng kết quả kinh doanh hiện tại mà chủ yếu là nhìn đội ngũ nhân sự, sau đó nhìn vào quy mô thị trường. Ví dụ như họ nói mạng xã hội của anh trị giá 1 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Vậy khi nào thì anh biến nó thành hiện thực và bằng cách nào.

Nếu anh chứng minh được điều đó thì họ sẵn sàng rót vốn. Đối với internet, nếu anh đầu tư sai chỗ thì sẽ trở về số 0 ngay lập tức. Một website mà không làm được gì thì nó là thứ vô giá trị về mọi mặt. Do đó anh luôn luôn phải cố gắng làm sao duy trì trang web của mình ở top 3 dẫn đầu. Nếu lọt khỏi top 3 ấy, nhà đầu tư sẽ nói lời từ biệt.

- Vậy Tầm Tay đang đứng ở đâu trong top 3 ấy? Và anh sẽ làm gì để Tầm Tay không bị tuột khỏi top dẫn đầu này?

Trần Thanh Sơn: Cái này rất khó nói. Nhưng tôi nghĩ khi nhà đầu tư đã chọn thì có nghĩa là họ tin tưởng vào mình. Thời gian tới ngoài thị trường nội địa tôi cũng đang tính xuất khẩu sản phẩm của Tầm Tay ra thị trường nước ngoài.

- Có một giám đốc về mạng xã hội người Nga từng chia sẻ với tôi rằng, Nga và Trung Quốc đã thành công trong việc dựng nên "biên giới quốc gia" trong một thế giới không biên giới với những mạng xã hội thuần túy của mỗi nước. Việt Nam tiếc thay chưa làm được điều ấy. Nhận xét này có đánh thức trong anh niềm tự tôn dân tộc?

Trần Thanh Sơn: Tại Việt Nam, rõ ràng Facebook đang chiếm ưu thế. Tại sao ư? Tại vì Facebook lớn mạnh trên toàn cầu và có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với một đất nước sính ngoại như chúng ta. Đó là nguyên nhân khách quan khiến cho mạng xã hội Việt Nam chưa vươn lên được.

Xét về mặt chủ quan, phải nói thẳng ra là chúng ta không phải không có dịch vụ tốt, không có sản phẩm hay mà còn bị chi phối về nhiều thứ. Mạng xã hội ra đời từ nhu cầu được kết nối của mọi người. Để phát triển, mạng xã hội đó phải chăm sóc thành viên rất kỹ. Do đó những công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ sẽ có lợi thế hơn so với các công ty nhà nước bởi họ bám rất sát khách hàng.

Nhưng ở Việt Nam lại có chuyện, một doanh nghiệp nhà nước được chỉ thị thành lập mạng xã hội riêng của Việt Nam. Như thế thì làm sao mà khuyến khích phát triển được!?

Ghế của tôi luôn nóng

- Rõ ràng việc trụ hạng ở Top 3 khiến cái ghế CEO của Tầm Tay luôn nóng. Vậy sao anh lại còn ham đến một cái ghế nóng không kém trong một số cuộc thi... sắc đẹp?

Trần Thanh Sơn: Hàng năm công ty của chúng tôi tổ chức rất nhiều cuộc thi sắc đẹp khác nhau. Tôi chỉ ngồi ghế nóng duy nhất cho cuộc thi Miss Tầm Tay (tìm kiếm hoa hậu cộng đồng mạng xã hội tamtay.vn - PV). Và thú thực tôi ngồi đó chỉ để cho đẹp đội hình.

 Tiêu chí chấm điểm của tôi cũng khác với các chuyên gia về sắc đẹp. Với tôi thì ngoài yếu tố hình thể, một Miss phải là người có cá tính, quan điểm cá nhân rõ ràng chứ không phải bắt chước, lặp lại cái người ta đã có. Cái ghế nóng mà tôi ngồi nhiều nhất là ở trong cộng đồng dotcom với các hoạt động giảng dạy, chấm thi cho nhiều khóa đào tạo khởi nghiệp về internet, thương mại điện tử.

- Theo anh, làm sao để trở thành một CEO giỏi của một mạng xã hội?

Trần Thanh Sơn: Anh phải vừa làm hài lòng hội đồng quản trị và các cổ đông – những người đã tin tưởng đưa tiền cho anh. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm hài lòng được khách hàng, điều ấy vô cùng khó khăn vì mỗi ngày có hàng triệu người tham gia vào mạng xã hội.

 Ở các công ty tư nhân, nhất là với những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo như Tầm Tay thì nhân viên có vị trí rất lớn, giám đốc mới là người sợ nhân viên. Từ xưa đến nay, lúc nào tôi cũng chỉ nhớ là phải đi tết nhân viên chứ không có chuyện nhân viên đi tết mình bao giờ.

Thêm vào đó, ở Việt Nam, để kinh doanh tốt, nhất là trong một ngành đầy nhạy cảm như internet thì việc làm hài lòng các cơ quan chức năng cũng cần phải được để tâm. Cái khó nhất của CEO chính là làm sao để dung hòa được tất cả những điều đó, tạo ra được điểm cân bằng mà mọi đối tượng trong cuộc đều chấp nhận được.

- Trẻ, sáng tạo cũng đồng nghĩa với việc môi trường làm việc phải thoải mái. Với "CEO sợ nhân viên" như anh tự nhận, việc tạo dựng một môi trường làm việc cởi mở, thỏa sức sáng tạo được thực hiện như thế nào?

Phần lớn đồng nghiệp ở Tầm Tay đều rất trẻ, độ tuổi trung bình là 25-26. Vì vậy mà không khí lúc nào cũng vui vẻ và ấm áp. Không gian mở ở Tầm Tay thể hiện nhiều ở cách làm việc của mỗi người.

 Mỗi nhân viên ở đây đều có những mục tiêu dài, ngắn khác nhau và họ được tự do làm việc bằng bất cứ cách nào họ muốn để đạt được mục tiêu đó. Phía công ty sẽ có những hỗ trợ tối đa về thời gian, về nhân lực, tài chính… để làm sao nhân viên có thể an tâm, thỏa sức sáng tạo và cống hiến.

Giữa ảo và thật

- Anh kinh doanh mạng xã hội, vậy một ngày anh dành bao nhiêu thời gian để "lượn lờ" trên đó?

Trần Thanh Sơn: 15 phút cho bản thân. Thời gian chính của tôi là phát triển sản phẩm và nếu sử dụng nó thì chỉ là dùng thử để kiểm tra xem đã hoàn thiện chưa mà thôi.

- Trên mạng tamtay.vn có rất nhiều người là doanh nhân, anh có nghĩ sẽ kết nối họ thành một cộng đồng?

Trần Thanh Sơn: Thời gian tới ngoài thị trường nội địa tôi dự tính xuất khẩu sản phẩm của Tầm Tay ra thị trường nước ngoài

Nhiều người khi vào mạng không muốn tiết lộ bản thân. Tôi biết nick của một ông Thứ trưởng ở một bộ trên tamtay.vn. Ngoài đời tôi biết rõ về ông ấy, nhưng khi trên mạng ông ấy thể hiện mình là một người hoàn toàn khác. Vì vậy mà có nhiều lần tôi thử nghiệm các cuộc offline kết nối các nhóm khác nhau ở cộng đồng mạng nhưng hiệu quả không cao.

- Tôi thấy anh cũng có nick ảo ở trên mạng đấy thôi. Có lẽ ông chủ Tầm Tay cũng giống bao người, muốn tìm một cái tôi khác ở internet?

Trần Thanh Sơn: Tôi không có nhu cầu lắm về việc này. Mạng xã hội với tôi chỉ là nơi lưu trữ, chia sẻ dữ liệu với mọi người chứ không phải chỗ để nói bóng gió hay tâm sự, khóc lóc, kể lể như những gì mà các bạn trẻ bây giờ đang thích. Nhưng vì tôi kinh doanh nó nên tôi làm theo nhu cầu của số đông, giống như game chẳng hạn, càng nhiều người chơi thì doanh thu của tôi càng lớn.

- Câu chuyện về game lúc nào cũng "sốt xình xịch" khi ngày càng có người vì game mà giết người cướp của. Anh nghĩ sao về đạo đức kinh doanh game?

Trần Thanh Sơn: Cần nói rõ loại game Tầm Tay sản xuất và kinh doanh là những game nhỏ dành cho dân văn phòng, không liên quan gì đến game online kiếm hiệp bạo lực mà mọi người hay nói đến. Tôi cho rằng, việc khẳng định, chơi game bạo lực thì trở thành bạo lực là hơi quy kết, do còn nhiều yếu tố khác tác động.

- Và lời khuyên của ông chủ một công ty kinh doanh game dành cho những người nghiện game là…?

Trần Thanh Sơn: Đã là nghiện đương nhiên không tốt, những người sản xuất ra game cũng không bao giờ muốn khách hàng của mình, nhất là trẻ em, nghiện game. Vì vậy lời khuyên của tôi là chơi cho vui, giảm stress, kết thêm bạn bè, nhưng đừng để game ảnh hưởng đến những hoạt động khác, làm mất đi các cơ hội của bản thân.

- Vậy là sau 5 năm nhìn lại, anh vẫn tự tin với sự lựa chọn của mình?

Trần Thanh Sơn: Tôi đã đi đúng hướng và tự tin vào triển vọng phát triển của Tầm Tay cũng như thị trường kinh doanh trên internet. Hãy tin, Việt Nam sẽ có những trang mạng xã hội đủ mạnh của mình để được người Việt lựa chọn cho dù những ông lớn như Facebook, Yahoo… có mong muốn bành trướng đến đâu đi nữa!

- Và không hề nuối tiếc, ngay cả khi bộ dạng đã trở nên thế này?

Trần Thanh Sơn: (cười) Làm công nghệ nó thế cả đấy, ngày đêm kè kè bên cái máy thì còn đâu thời gian dành cho mình. Nhưng được cái, ngành này toàn người trẻ nên lại dễ thông cảm được cho nhau. Khi người ta được sống với niềm đam mê, mọi điều khác trở nên thứ yếu!

Nhìn anh, tôi tự hỏi, không biết khi vị CEO của Facebook cưỡi trâu dạo chơi ở các bản làng Sapa trong lần tới Việt Nam dạo trước, ông ấy có nghĩ đến việc đang có lớp doanh nghiệp Việt Nam tự tin xây dựng cho mình hành trình tạo dựng giá trị dân tộc qua sự lớn mạnh của những trang mạng xã hội của người Việt. Điều ấy cũng như thể gắn ngôi sao vàng năm cánh lên bản đồ mạng xã hội không giới hạn.
Xem thêm →

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục Tình báo

0 nhận xét
Hôm 21/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo Quốc phòng để nắm bắt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong đó có công tác xây dựng Đảng.

Trong buổi làm việc với cán bộ Tổng cục, Tổng Bí thư nêu rõ, công tác tính báo có vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi thời kỳ. Mỗi cán bộ tình báo trong quân đội cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao nghiệp vụ, quán triệt những lời dạy của Bác “Tình báo là tai mắt, tai phải tỏ, mắt phải sáng… Tai mắt sáng tỏ, kế hoạch đúng, sát, hành động kịp thời thì ta nhất định thắng địch”.

Sau khi nghe lãnh đạo Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư biểu dương những thành tích mà Tổng cục đã đạt được trong thời gian qua, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong bất cứ giai đoạn nào, công tác tình báo luôn có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu nắm chắc tình hình, thu thập thông tin chuẩn xác, kịp thời thì có những quyết sách đúng đắn.

Tổng Bí thư lưu ý, cần tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, không bằng lòng với những thành tích đã đạt được, dẫn đến chủ quan, lơ là. Càng trong điều kiện hòa bình, càng cần chăm lo củng cố an ninh quốc phòng và hơn ai hết, những người làm công tác tình báo quốc phòng phải nắm vững quan điểm xuyêt suốt này để hoàn thành trọng trách lớn lao.

Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, trong đó có nhiệm vụ chiến lược về an ninh quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, nhất là khi tình hình thế giới diễn biến mau lẹ, đan xen, phức tạp, khó lường.

Chính vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tình báo Quốc phòng. Tổng Bí thư nói: “Đây là bài học lớn, đồng thời là một nguyên tắc, nhiệm vụ rất quan trọng, yêu rất bức thiết trong tình hiện nay. Nói tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cần được thực hiện cả từ hai phía."

nguyen-phu-trong

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Tổng cục Tình báo.

"Một mặt lãnh đạo Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Thường vụ Quân ủy Trung ương, sẽ tiếp tục tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tình báo Quốc phòng hoạt động. Nhưng mặt khác, bản thân các đồng chí cũng phải thường xuyên bám sát, báo cáo tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về vấn đề này”.

Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng bộ Tổng cục Tình báo cần gương mẫu, là hạt nhân đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay. Cơ chế thị trường có mặt trái của nó, vì vậy, công tác quản lý cán bộ phải được quan tâm. Mỗi cán bộ tình báo phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và quan trọng nhất là luôn luôn trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân.

Tổng Bí thư đề nghị Tổng cục tình báo cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành, địa phương; nắm chắc, bám sát tình hình. Chăm lo xây dựng lực lượng theo hướng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, quan tâm đào tạo bài bản các thế hệ làm công tác tình báo, tạo điều kiện nâng cao đời sống của cán bộ chiến sĩ.

Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi cán bộ chiến sĩ tình báo cần ra sức học tập theo lời dạy của Bác: “Tình báo là tai mắt, tai phải tỏ, mắt phải sáng, thì đầu óc định kế hoạch mới đúng, đầu óc định đúng thì tay hành động mới kịp thời. Ta tai mắt sáng tỏ, kế hoạch đúng sát, hành động kịp thời thì ta nhất định thắng địch”.

Nhân kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng (25/4), Tổng Bí thư gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các thế hệ làm công tác tình báo; bày tỏ tin tưởng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng, Tổng cục Tình báo sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xem thêm →

Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN

0 nhận xét
Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như là một phần của mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo Reuters.

Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.

Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.

Quyền lợi của đối tác


Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Lương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Nhật Bản

0 nhận xét
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 4, chiều 20/4 tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nhật Bản Okada Katsuya. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chúc mừng ông Okada Katsuya được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp tích cực của ông Okada Katsuya vào việc tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, hai bên cần tìm ra những giải pháp để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên duy trì và tăng cường hơn nữa các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho người Việt Nam sang học tập, làm việc và du lịch tại Nhật Bản, thúc đẩy và mở rộng các chương trình giao lưu nhân dân, nhất là thanh niên, tiếp tục tăng hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong các tài khóa tiếp theo…

Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong các lĩnh vực giao lưu văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam cũng mong muốn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Nguyen Tan Dung

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ trước những bước phát triển của Việt Nam, Phó Thủ tướng Okada Katsuya vui mừng trước mối quan hệ Nhật Bản-Việt Nam ngày càng phát triển. Phó Thủ tướng Okada Katsuya chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị đã tiếp kiến Nhật hoàng Akihito.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Trưởng đoàn các nước tiếp kiến Nhật hoàng Akihito. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng tới thăm đất nước Nhật Bản tươi đẹp, tin tưởng với nghị lực, tài năng và trí tuệ, nhân dân Nhật Bản sẽ vượt qua các khó khăn, xây dựng đất nước Nhật Bản ngày càng phồn vinh.

Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí chọn năm 2013 là Năm Hữu nghị Việt - Nhật nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất mong được đón chào Nhật hoàng và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam. Đây sẽ là chuyến thăm có ý nghĩa to lớn, góp phần rất quan trọng đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản lên tầm cao mới.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc
Xem thêm →

Vì sao không quân địch không thể làm chủ bầu trời VN?

0 nhận xét
[Chuyên mục Tin Quốc Phòng] Đạt hiệu quả cao trong tác chiến điện tử (tấn công và phòng chống). Sẵn sàng đập tan chiến thuật thống trị vùng trời của địch.

Tác chiến điện tử có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như thông tin liên lạc (TTLL) được xem như là mạch máu trong cơ thể thì trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển mạnh mẽ, trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh hiện đại.

Tác chiến điện tử có nhiệm vụ duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của ta và ngược lại vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của địch.

Tác chiến điện tử bao gồm các hoạt động như: Trinh sát điện tử; bảo vệ hệ thống điện tử của ta và chế áp điện tử đối phương.

Có thể nói Việt Nam, do khoa học công nghệ chưa phát triển nên việc chế áp điện tử đối phương là khó khăn và rất tốn kém, nhưng bù lại, Việt Nam có điều kiện để phòng chống thuận lợi, có hiệu quả mà ít tốn kém.

Thứ nhất, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết…đã làm cho Việt Nam dễ ngụy trang, gây nhiễu khiến trinh sát điện tử của địch có độ chính xác thấp; một lưới lửa đánh chặn tầm thấp rất hiệu quả đã chứng minh trong chiến tranh chống Mỹ, giờ đã được nâng cấp sẽ giảm thiểu rất nhiều hiệu quả của tên lửa hành trình và máy bay thấp; một hệ thống TTLL, trinh sát chỉ thị mục tiêu kết nối thành mạng lưới, bao phủ rộng khắp của thế trận chiến tranh nhân dân; một đơn vị tấn công có thể được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin về mục tiêu…

 Đây là những yếu tố mà đối phương không thể bằng một loạt tên lửa, dù hàng ngàn quả, là có thể làm cho hệ thống “nghe”, “nhìn” của Việt Nam thành “mù” và “điếc” dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ thống phòng không để không quân đối phương làm chủ vùng trời dễ dàng.

Thứ hai, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã từng đối đầu oanh liệt không chùn bước với một lực lượng hải quân, không quân mạnh bậc nhất thế giới đương đại-Hoa Kỳ, có thừa bản lĩnh và kinh nghiệm, không phải là đối tượng tác chiến dễ chơi.

Nếu như khu trục hạm Maddox của Mỹ cũng đã từng nếm đòn và tháo chạy khỏi lãnh hải Việt Nam bởi một lực lượng nhỏ bé, trang bị lạc hậu thì ngày nay Hải quân và Không quân Việt Nam đã khác xa.


Tên lửa Kh-35 vũ khí lợi hại của Quân đội Việt Nam

Không những HQ, KQ của Việt Nam đã có tàu chiến, máy bay… hiện đại ngang tầm khu vực mà điều gây nguy hiểm nhất cho đối phương ở chỗ nó - máy bay, tàu chiến…, hoàn toàn mang đậm dấu ấn tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Đó là, vũ khí trang bị-kỹ thuật chiến tranh hiện đại dù là mua sắm cũng phải theo cách phù hợp với lối đánh Việt Nam.

Sáng tạo trong sử dụng, tự lực cánh sinh sản xuất chế tạo vũ khí mới, kết hợp cải tiến công nghệ phát triển vũ khí đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ…khiến cho trong tay QĐND Việt Nam vũ khí TBKT chiến tranh hiện đại trở nên nguy hiểm và bí hiểm bất ngờ cho đối phương hơn bao giờ hết.

Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đã từng phân tích sự khác biệt giữa máy bay cùng loại SU-30 hay KILO…của Việt Nam với các nước khác. Đó là mới chỉ “phần nổi của tảng băng chìm” trong nét độc đáo, sáng tạo của công tác xây dựng lực lượng, sử dụng lực lượng dựa trên nền tảng của học thuyết quân sự Việt Nam.

Vì vậy, Hải quân, Không quân Việt Nam xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đáng tin cậy trong phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển. Ít nhất, đối phương cũng không thể muốn làm gì thì làm trong lãnh hải, không phận Việt Nam, không thể chỉ phóng tên lửa tới người khác mà không bị tên lửa người khác phóng tới.

Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng thủ của Việt Nam đa dạng, phục vụ cho đa chiến thuật. Có loại thuộc diện nguy hiểm, hiện đại bậc nhất thế giới như Bastion-P, S-300P; có loại Việt Nam sản xuất, tự chủ được số lượng như Kh-35 hay Yakhont thì nó còn thuộc loại vũ khí hiệu nghiệm cho tác chiến phi đối xứng…

Tất cả các hệ thống tên lửa phòng thủ Việt Nam ngoài việc phát huy tối đa tính năng kỹ chiến thuật của chính nó lại còn được một hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải mà Việt Nam nghiên cứu chế tạo thành công…càng làm cho tác chiến tên lửa của các hệ thống tấn công tên lửa như bệ phóng cố định, trên tàu thuyền Việt Nam rất nhiều lựa chọn phương án tấn công, nó không những mang tính hiện đại (đương nhiên) mà còn mang tính du kích (khi tác chiến phi đối xứng)…

Như đã nói, phòng thủ BVTQ trong tình hình hiện nay từ hướng biển đảo là hướng chính, sống còn của những nước có địa hình tiếp giáp dài với biển, có nhiều đảo lớn nhỏ như Việt Nam ta. Nếu như trong chiến tranh hiện đại, vị trí xuất phát của các lực lượng tiến công ở đâu thì đó cũng chính là tuyến đầu của thế trận phòng thủ.

Sự kết hợp hoàn hảo, có tính chiến lược và là sự liên kết phối hợp các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là hải quân, không quân, các đơn vị tên lửa phòng thủ bờ, nhiều tầng, nhiều lớp, trên không, trên biển, dưới biến đã làm cho khả năng phòng thủ hướng biển từ xa của Việt Nam là điều mà không ai có thể coi thường.

Cho nên, vị trí xuất phát tấn công của địch ở đâu (ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của vũ khí) còn phải phụ thuộc vào Việt Nam mà đối phương phải tính đến.

Đến đây, nếu như so sánh, phân tích 3 cuộc chiến tranh hiện đại mà Mỹ và NATO tiến hành gần đây thì chừng đấy thôi, với Việt Nam, chưa đủ, vì sức đề kháng của Việt Nam quá lớn, thế trận của Việt Nam quá khác.

Và điều quan trọng là với Việt Nam, bất kỳ đối phương nào cũng sẽ rất không dễ dàng đạt được mục tiêu, nhưng rất dễ dàng xảy ra điều mình không lường trước.

Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi nhân lực, vật lực cho công cuộc phòng thủ BVTQ, đủ sức răn đe và sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, nhưng Việt Nam hy vọng, mong mỏi không bao giờ sử dụng đến. Hòa bình, hữu nghị là trên hết.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Con đường ngắn nhất dẫn tới xung đột tại Đông Á

0 nhận xét
Ba trong số bốn cường quốc khu vực đang nổi sẽ hình thành các tiêu điểm cho một sự chuyển đổi quyền lực tổng thể sang phía Đông trong thế kỷ tới. Vì vậy, dù Washington sẽ không có phương tiện và cũng không muốn đảm bảo an ninh cho nhiều khu vực cùng lúc, nhưng giảm bớt các nỗ lực ở châu Á lúc này sẽ là điên rồ.

PV giới thiệu phân tích của ông Jonathan Levine, một giảng viên về chuyên ngành Nghiên cứu Mỹ và tiếng Anh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.


Sau Chiến tranh thế giới II, nền hòa bình tại Đông Á chủ yếu đã được gìn giữ nhờ sự hiện diện đáng kể của sức mạnh quân sự Mỹ. Sức mạnh Mỹ đã giữ nhiều chiếc nút trên miệng những cái chai ở khu vực này. Một sự hiện diện chưa đủ mạnh của Mỹ sẽ tháo xích cho con quỷ cũ hiện đang ngủ và gây ra thế tiến thoái lưỡng nan nguy hiểm chết người về an ninh. Các chi phí trong ngắn hạn mà Mỹ phải chịu khi hiện diện tại châu Á hiện nay sẽ không thấm vào đâu so với những chi phí dài hạn rất lớn mà Mỹ nên giảm bớt. Những con đường có nguy cơ dẫn tới xung đột tại Đông Á rất nhiều, nhưng đây chính là con đường ngắn nhất.

Trung Quốc và Đài Loan


Năm 1662, khi các chiến binh người Mãn Châu tìm cách củng cố triều đại nhà Thanh mới tại Bắc Kinh, các tàn dư của triều đại nhà Minh tiền nhiệm đã bỏ chạy sang hòn đảo Đài Loan xa xôi. Đài Loan đã tự điều hành như một "Vương quốc Đông Ninh" tự trị và bày mưu hủy hoại đại lục một cách tốt nhất. Phải tới năm 1683, Đông Ninh cuối cùng mới bị Hoàng đế Khang Hy chinh phục và hợp nhất vào đại lục.

Hòn đảo nhỏ bé và cằn cỗi này có quá ít tài nguyên thiên nhiên để đang được nhắc đến, và có càng ít lợi ích mà Trung Quốc có thể có được từ việc thực thi chủ quyền trực tiếp đối với hòn đảo này. Trung Quốc cũng sẽ mất nhiều và được ít nếu xảy ra chiến tranh với Đài Loan, nhưng cho đến giờ, sau ba cuộc khủng hoảng tại Eo biển Đài Loan, chiến tranh vẫn không phải là điều không thể xảy ra.

Câu hỏi hóc búa Đài Loan nằm ở niềm tự hào dân tộc, không phải ở những tính toán thực dụng. Từ khi Tưởng Giới Thạch bỏ trốn sang Đài Loan năm 1949, đây vẫn là một cái gai trong mắt người Cộng sản ở Bắc Kinh, khiến họ không thể tuyên bố một chiến thắng hoàn toàn trong cuộc cách mạng của mình.

Các tướng lĩnh của Trung Quốc đã phải điên đầu vì Đài Loan nhiều thập kỷ qua, và đã hài lòng với các chính sách mang tính hòa giải hơn đối với hòn đảo này mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chính quyền ôn hòa của ông theo đuổi. Sự đã rồi về sức mạnh quân sự của Mỹ là lý do chính giúp giới lãnh đạo dân sự chiến thắng các trào lưu chủ nghĩa dân tộc trong những năm qua. Nếu Mỹ rút khỏi "sân khấu" này và từ bỏ các hỗ trợ về quân sự và chính trị cho Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA - quân đội Trung Quốc) sẽ đứng trước sức ép phải hành động quyết đoán hơn. Nếu không có đối trọng là sức mạnh răn đe của Mỹ, sẽ rất khó giữ cái đầu lạnh để chiến thắng.

Tái quân sự hóa Nhật Bản


Trong khi Mỹ tìm cách giảm bớt các cam kết quốc tế, nhiều nước phương Tây thấy rằng ý tưởng về một Nhật Bản tái quân sự hóa là đã quá muộn. Nhật Bản đã đi một chặng đường dài từ đống tro tàn năm 1945 và giờ đã đến lúc tự tháo bỏ cái cồng mang tên Hiến pháp bất bạo động sau chiến tranh thế giới II và đảm nhận các trách nhiệm tự bảo vệ mình.

Nhưng quan điểm này không được các nước láng giềng Nhật Bản ủng hộ. Sự tàn ác của phát xít Nhật trên mảnh đất châu Á vượt xa bất cứ thứ gì Mỹ từng trải nghiệm ở Chân Trâu Cảng. Nhà sử học lỗi lạc Chalmers Johnson ước tính quân đội Nhật đã cướp đi sinh mạng của 30 triệu người ở châu Á, 23 triệu trong số này là người Trung Quốc. Nhà báo, nhà sử học trẻ người Mỹ Iris Chang thậm chí còn so sánh với thảm kịch tàn sát người Do Thái mà Hitler đã gây ra.

Trong khi Đức bỏ ra ít nhất 6 năm để tạ lỗi và xa lánh với dù chỉ một cơn gió nhẹ của chủ nghĩa dân tộc, Nhật Bản lại tỏ ra lầm lì hơn trong việc thừa nhận các hành động dã man mà quân đội Nhật đã làm trước đây. Nhiều học giả và cả cựu Thủ tướng Shinzo Abe vào những thời điểm khác nhau đã phủ nhận hoàn toàn hoặc một phần các tội ác chiến tranh của Nhật Bản. Ông Abe và người tiền nhiệm Junichiro Koizumi đã liên tục đến thăm ngôi đền tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh của Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19, trong đó có cả các tội phạm chiến tranh.

Câu chuyện lịch sử tàn ác này khiến các nước láng giềng của Nhật Bản tức giận. Dù Trung Quốc hiện đã có lực lượng quân sự đông đảo nhất thế giới, có vũ khí hạt nhân và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng nỗi kinh hoàng và sự nghi ngờ đối với Nhật Bản vẫn còn rõ nét. Dù ý tưởng về một mối đe dọa mới mang tên Nhật Bản đối với châu Á khiến phương Tây cười nhạo, nhưng nó lại là rất thực tại Bắc Kinh - và sự đa nghi sẽ không thể tự nhiên biến mất. Tại phương Đông, từ lâu có niềm tin là chiếc ô an ninh của Mỹ giống như một chiếc nút bịt kín cái chai chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Khi Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ đóng vai trò tại Đông Á, ông dường như đã rất thành thật về đề nghị này. Nếu các binh lính Mỹ rời Nhật Bản, hoặc hiệp định an ninh Nhật - Mỹ hết hiệu lực, người Nhật sẽ có thể xây dựng lại quân đội của mình: đó chính là điều Washington muốn nhưng là điều Bắc Kinh lo ngại. Từ bỏ sự bảo vệ của Mỹ sẽ dẫn tới sự xuất hiện của một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh kiểu cổ điển, với việc Nhật Bản sẽ tìm cách thu hẹp bất cân bằng về năng lực với Trung Quốc.

Bất chấp các mối quan hệ dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, quan hệ bằng hữu Trung - Nhật đã "đảo chiều" sau sự kiện Thiên An Môn. Từ năm 1989, Trung Quốc đã tập trung vào "giáo dục tình yêu nước" như một cách để gây sự chú ý vào các vấn đề trong nước mà Thiên An Môn đặt ra. Người ta dạy về chủ nghĩa dân tộc, tình cảm chống Nhật và nhắc nhớ công dân Trung Quốc về những hành động dã man trong quá khứ, cộng với một loạt cách hoạt động kỷ niệm công khai hàng năm.

Việc Nhật Bản xây dựng quân đội sẽ khiến Trung Quốc phát điên lên và sẽ thổi bùng một thái độ thù địch mạnh mẽ hơn từ trong nước. Một số nước láng giềng của Nhật Bản vẫn còn đau đớn với những trải nghiệm của mình trong Chiến tranh Thế giới II cũng sẽ phản đối việc Nhật Bản xây dựng quân đội. Với tài ngoại giao khéo léo, Trung Quốc có thể tự đặt mình vào vị trí người cứu tinh cho khu vực. Luôn tìm cách củng cố sức mạnh mềm của mình một cách đầy thiện ý, Bắc Kinh sẽ rất vui khi tấn công vào các thỏa thuận an ninh với các nước mà Washington bỏ đi trong lạnh nhạt.

Hàn Quốc


Đối với Mỹ, chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc năm 1953. Nhưng tại Bình Nhưỡng, cuộc chiến này vẫn đang tiếp tục đến ngày nay. Phương Tây sẽ khôn ngoan khi nhớ rằng một thỏa thuận hòa bình chính thức vẫn chưa bao giờ được ký kết giữa hai miền Triều Tiên và xét về mặt kỹ thuật thì xung đột vẫn tiếp diễn suốt 60 năm qua. Đối với các binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc, thái độ thù địch lúc nào cũng có thể trở lại. Nhưng bất chấp việc Triều Tiên "khua chiêng gõ trống" và áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh, gần đây nhất là việc bắn pháo vào Đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn tỏ ra kín đáo về khả năng đẩy vấn đề đi xa hơn.

Thực vậy, giới lãnh đạo Triều Tiên sẽ mắc lỗi nếu có những hành động phi lý. Tất cả những gì triều đại nhà họ Kim muốn là an ninh. Việc họ theo đuổi vũ khí hạt nhân chẳng qua là một câu trả lời cho nỗi lo ngại hiện hữu về nguy cơ can thiệp của Mỹ, nhất là sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush liệt Triều Tiên vào "Trục Ma quỷ". Cả những nhân vật hiếu chiến nhất ở Triều Tiên cũng thừa biết rằng trước sức mạnh răn đe hiện nay của Mỹ, thì việc kéo Hàn Quốc vào một cuộc chiến tranh chẳng khác nào là tự tử.

Nhưng nếu các binh lính Mỹ về nước, như một phần trong xu hướng chung rút khỏi châu Á của Mỹ, thì người Triều Tiên có thể đánh giá lại các lựa chọn của mình. Vốn tự cao về các năng lực của mình, họ sẽ muốn kết thúc vấn đề, hoặc ít nhất là sử dụng đòn bẩy mới để quấy rầy nước láng giềng phương Nam nhiều hơn. Bắc Kinh sẽ tìm cách ngăn chặn Triều Tiên trước khi họ có thể gây quá nhiều phiền phức (và làm ảnh hưởng tới quan hệ thương mại rất sinh lời của Trung Quốc với Hàn Quốc). Nhưng điều này sẽ đẩy Trung Quốc vào một tình thế cực kỳ khó xử: bảo vệ kẻ thù không đội trời chung của đồng minh thân cận nhất của mình tránh khỏi sự tấn công của người đồng minh đó! Đây giống như một "công thức" cho bất ổn.

Các sinh viên của tôi tại trường Đại học Thanh Hoa thường hỏi làm thế nào Mỹ có thể "kiểm soát thế giới". Tôi đã nói với họ rằng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ không phải là cái gì đó mà nước này tự nguyện hiến dâng, mà là một gánh nặng miễn cưỡng sau khi châu Âu từ bỏ vị trí bá chủ toàn cầu, vì nói một cách đơn giản là các cường quốc phương Tây không thể một mình gánh chịu nó.

Vị thế bá chủ của Mỹ đang suy yếu, Washington sẽ không có phương tiện và cũng không muốn đảm bảo an ninh cho nhiều khu vực cùng lúc. Nhưng ba trong số bốn cường quốc khu vực đang nổi - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được biết đến với cái tên BRICs - đang nằm ở châu Á và sẽ hình thành các tiêu điểm cho một sự chuyển đổi quyền lực tổng thể sang phía Đông trong thế kỷ tới. Vì lợi ích của Mỹ sẽ phải phù hợp với điều này, nên việc giảm bớt các nỗ lực ở châu Á lúc này sẽ là điên rồ./.

Châu Giang/Theo nationalinterest.org - TuanVietnamnet
Xem thêm →

Đồng chí Lê Hồng Anh: Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Bulgaria

0 nhận xét
Đồng chí Lê Hồng Anh: Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Bulgaria.

Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai Quốc hội. Tin tưởng rằng, quan hệ đó sẽ góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước và Nhân dân Việt Nam - Bulgaria.

Le Hong Anh

Chiều 16/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tiếp và trao đổi ý kiến với bà Tsetska Tsachevaa, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Bulgaria đang ở thăm Việt Nam.

Cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quí báu mà Bulgaria đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhấn mạnh, trong thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Bulgaria.

Đồng thời khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai Quốc hội. Tin tưởng rằng, quan hệ đó sẽ góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước và Nhân dân Việt Nam - Bulgaria.

Đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà Chủ tịch Quốc hội Tsetska Tsachevaa nhấn mạnh, Quốc hội Bulgaria luôn coi trọng hợp tác với Quốc hội Việt Nam nhằm trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp. Khẳng định sẽ nỗ lực góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó Bà Tsetska Tsachevaa cũng thông báo với ông Lê Hồng Anh một số nét lớn về tình hình Bulgaria gần đây, kết quả tốt đẹp giữa cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Bạch Dương
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by