Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Triều Tiên đe dọa Hàn Quốc trước hội nghị hạt nhân

0 nhận xét
Triều Tiên đe dọa về hậu quả thảm khốc nếu như các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Seoul vào tuần tới đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.


Bất cứ tuyên bố nào được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Seoul cũng được coi là một tuyên bố chiến tranh.

Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân diễn ra vào ngày 26-27 tháng 3, với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo thế giới, sẽ tập trung vào vấn đề đẩy lùi khủng bố hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình nguyên tử của Triều Tiên và tuyên bố về kế hoạch phóng tên lửa của nước này sẽ được thảo luận sâu tại các cuộc họp bên lề.

Triều Tiên cho rằng hội nghị hạt nhân – sự kiện ngoại giao lớn nhất từ trước tới nay tại Hàn Quốc – là một “trò hề nhạt nhẽo” nhằm mục đích biện minh cho một cuộc tấn công nguyên tử do Hàn Quốc và Mỹ tiến hành.

“Đó là một nỗ lực nực cười và một mưu đồ không thể tha thứ được của Lee Myung Bak”-Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm qua tuyên bố.

“Bất kỳ hành động khiêu khích cũng sẽ được coi là một tuyên bố chiến tranh chống lại chúng tôi và hậu quả của nó sẽ tạo ra những trở ngại để đàm phán về một vùng phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.”-KCNA nói thêm.

KCNA cũng nói rằng chính quyền của ông Lee Myung-bak đang cố gắng “biến một sự kiện thế giới thành một nơi đối đầu với Triều Tiên, giành lợi thế với tư cách là chủ nhà. Đồng thời KCNA cũng nhắc lại cái được gọi là “vấn đề hạt nhân Triều Tiên” không tồn tại. Không có bằng chứng nào được đưa ra.”

Hầu như ngày nào truyền thông Triều Tiên cũng đưa ra các bài báo và các bài bình luận lên án hội nghị thượng đỉnh hạt nhân kể từ đầu tháng này, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Triều Tiên đe doạ chiến tranh với các nước tham dự.

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Triều Tiên thất vọng khi Trung Quốc và Nga cũng tham gia hội nghị vì thế truyền thông nước này đã cố gắng tăng cường hăm dọa”. Nhưng Seoul “sẽ không đáp lại tất cả các tuyên bố từ họ”, ông nói thêm.

Sầm Hoa (Theo Chosunilbo/Bangkokpost)
Xem thêm →

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắt tàu cá, đòi tiền chuộc

0 nhận xét
“Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”

-> ĐỌC: Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Phản đối Trung Quốc bắt tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ như vậy, trước sự việc Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ  21 ngư dân cùng hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu Quảng Ngãi, QNg 66074 TS; QNg 66101 TS. Do ông Trần Hiền và Lê Vinh làm  thuyền trưởng, khi đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa ngày 3/3.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị.

Những người này chủ yếu là dân xã An Vĩnh, Lý Sơn, hiện đang bị giữ trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trong thời gian các ngư dân này bị giam giữ thì phía Trung Quốc đã gọi điện cho gia đình họ đòi tiền chuộc. Với số tiến là 70.000 nhân dân tệ, tức khoảng 11.000 đôla Mỹ.
Đề cập tới vấn đề này, chiều 21/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Yêu cầu nước này thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam”. Về phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam để “giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân”.
Đánh đập ngư dân

Theo báo Sài Gòn Tiếp thị dẫn nguồn từ Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn ngày 27/2 vừa qua, hai tàu cá mang số hiệu QNg 96197 TS; QNg 96103 TS với 31 thuyền viên của Lý Sơn khi hoạt động trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, cản trở không cho đánh bắt. Trước đó, ngày 22/2, 11 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trên tàu cá Qng 90281 TS khi đi vào quần đảo Hoàng Sa để tránh gió đã bị Trung Quốc dùng vũ lực ngăn cản, đánh đập, lục soát và tịch thu tài sản.
Sau đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đến Toà đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội phản đối và yêu cầu nước này bồi thường cho ngư dân. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có hành động bồi thường cho ngư dân Việt Nam.

Mộc Lan -  nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-bat-tau-ca-doi-tien-chuoc.html
Xem thêm →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp ngài Faris Al-Ani, Đại sứ Iraq

0 nhận xét
Kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, hôm nay ngày 21/3 tại Hà Nội, Ngài Faris Al-Ani, Đại sứ Iraq đã dến chào tạm biệt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, ngài Faris Al-Ani bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan Việt Nam trong nhiệm kỳ công tác. Ngài Đại sứ khẳng định rằng Iraq coi trọng quan hệ với Việt Nam, nhân dân Iraq luôn ngưỡng mộ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Faris Al-Ani, Đại sứ Iraq tại Việt Nam

Ngài Đại sứ nhấn mạnh đất nước Iraq vừa trải qua nhiều thay đổi, đang trong quá trình tái thiết đất nước; đánh giá cao những tiềm năng của Việt Nam và mong muốn Việt Nam góp phần tham gia vào công cuộc tái thiết đất nước.

Ngài Faris Al-Ani cho rằng hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác, không chỉ trên lĩnh vực dầu khí; tin tưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt và vượt ngưỡng 1 tỷ USD; khẳng định Iraq ủng hộ Việt Nam sớm mở lại Đại sứ quán tại Baghdad, góp phần tạo cầu nối quan hệ hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những đóng góp của Ngài Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước.

Ông Trướng Tấn Sang cho biết Việt Nam luôn quan tâm theo dõi những thành tựu quan trọng mà nhân dân Iraq đã đạt được trong việc ổn định tình hình chính trị, tái thiết đất nước và phát triển nền kinh tế; vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian gần đây đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là thành công của kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Iraq tại Baghdad hồi tháng 5/2011.

Chủ tịch nước đề nghị hai nước tăng cường quan hệ cấp cao; hợp tác chặt chẽ tìm giải pháp nâng cao kim ngạch thương mại song phương.

Iraq từng là một trong những đối tác thương mại chính của Việt Nam tại Trung Đông, Chủ tịch nước mong muốn phía Iraq tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, hoạt động hiệu quả tại Iraq.

Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ và Bộ Ngoại giao Iraq tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sớm khôi phục hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam tại Baghdad. Qua ngài Đại sứ, Chủ tịch nước mời Tổng thống đương nhiệm Iraq sang thăm Việt Nam. Chủ tịch nước tin tưởng đất nước Iraq sẽ sớm ổn định, có bước phát triển mới./.

Theo (TTXVN)
Xem thêm →

Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa

0 nhận xét
Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn sẽ đón tăng sĩ từ đất liền ra tiếp quản các ngôi chùa vừa xây xong.

Từ đây, trên quần đảo Trường Sa, ngoài những ngôi trường vang tiếng trẻ thơ, còn có những ngôi chùa với câu kinh lời kệ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tôn giáo cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

Tăng sĩ ở Trường Sa - những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa

Những người khoác áo cà sa ra Trường Sa không phải chỉ tìm cho mình một nơi để tu tập, một cộng đồng để hành đạo, mà lựa chọn một vùng biển đảo phên giậu của tổ quốc để dấn thân. Những tăng sĩ tuổi còn rất trẻ, đến Trường Sa vì làm việc phật sự nhưng cũng vì một lẽ yêu nước thương nòi. Lịch sử đất nước còn ghi danh nhiều nhà sư yêu nước. Ngày nay cũng thế.
Trường Sa có những ngọn hải đăng là cột mốc chủ quyền, có cán bộ, chiến sĩ là những cột mốc sống. Hôm nay, Trường Sa có những ngôi chùa của nước Việt, có lời kinh được đọc bằng tiếng Việt, đó là những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa được đóng sâu, chôn chặt vào biển đảo ngàn dặm quê hương. Nhiệm vụ đó được các tăng sĩ đảm đương. Đã đến Trường Sa, nhiệm vụ nào cũng khó khăn, cũng đối diện với hiểm nguy và với tinh thần dấn thân cao nhất.

Chùa ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: Mỹ Giang

Người tu hành không thiếu những sóng gió, những cám dỗ của đời thường, những mời mọc an thân. Cho nên, đến với những hòn đảo san hô xa xôi để hành đạo cũng là một lựa chọn rất đáng trân trọng.

Tọa lạc trên hòn đảo xa nhất trong toàn quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây có quy mô hoành tráng cùng cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Không chỉ hành đạo, những tăng sĩ ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa đều là những trí thức được đào tạo bài bản, có người được tu học ở nước ngoài. Cho nên, ngoài dạy đạo, tăng sĩ trên Trường Sa còn là những người thầy dạy chữ, dạy văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ. Sự kết hợp giữa tu và hành, đạo và đời thật rất có ý nghĩa.

theo thutuongnguyentandung.net
Xem thêm →
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

0 nhận xét
Ngày 21/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc phía Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị

“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.”
VNA
Xem thêm →

Philippines không cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự

0 nhận xét
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết nước này chào đón sự hiện diện của lính Mỹ nhưng loại trừ khả năng cho phép Washington lập căn cứ lâu dài.

Trong buổi phỏng vấn hôm qua với AFP, ông Aquino cho biết hai nước đồng minh lâu năm vẫn đang tiếp tục thảo luận về việc tổ chức thêm các đợt huấn luyện Quân sự ở Philippines cũng như tăng cường các chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ đến quốc đảo này.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino

“Chúng tôi đang bàn bạc với họ. Chúng tôi sẽ có thêm nhiều hoạt động tương tự”, ông Aquino cho biết. “Tàu Mỹ có thể đến và ghé thăm chúng tôi, nhưng hiến pháp của chúng tôi sẽ không cho phép lưu trú vĩnh viễn dưới bất kỳ hình thức nào”.

Manila cũng cho phép quân đội Mỹ sử dụng các máy bay không người lái, nhưng chỉ để do thám chứ không được phép thực hiện bất kỳ phi vụ tấn công nào.
Tổng thống Philippines cho hay số lượng quân nhân Mỹ hiện diện ở nước này có thể tăng lên nhưng Mỹ cần thông báo rõ về lịch trình. Hiện Mỹ có khoảng 600 lính đặc nhiệm ở Philippines, làm nhiệm vụ hỗ trợ quốc đảo chống khủng bố.

Các cuộc thương lượng giữa Mỹ và Philippines diễn ra khi Washington đang nỗ lực mở rộng hiện diện quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương. Năm ngoái, Mỹ đạt thỏa thuận đưa 2.500 binh sĩ luân phiên tới Australia, lực lượng này sẽ bắt đầu được chuyển đến vào tháng tới. Mỹ cũng dự kiến triển khai tàu tuần tra ở Singapore.

Ông Aquino cho hay Philippines cũng muốn Mỹ hỗ trợ tăng cường năng lực quốc phòng, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc dâng cao và nhiều vấn đề an ninh khác nảy sinh. Manila đã đề xuất Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu F-16 cùng các tàu tuần tra, máy bay vận tải và hệ thống radar.

“Mỹ vẫn đang cân nhắc yêu cầu về các máy bay F-16. Chúng tôi hy vọng mọi việc sẽ thuận lợi”, ông nói.

Ông cho hay các máy bay chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của Philippines khi quân đội nước này là một trong những quân đội trang bị lạc hậu nhất trong khu vực. Ông nhấn mạnh rằng nhiều có lý do để Manila củng cố năng lực quân sự, trong đó có vấn đề chống khủng bố, đối phó với thiên tai và sơ tán người Philippines khỏi các khu vực khủng hoảng ở hải ngoại.
Một trong các lý do nữa là do tình hình Biển Đông thời gian qua có các diễn biến phức tạp hơn. Biển Đông là nơi có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei.

Theo Vnexpress
Xem thêm →

Mỹ lập trung tâm tình báo điện tử lớn nhất thế giới

0 nhận xét
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ, cơ quan này đang xây dựng một Trung tâm tình báo ở tiểu bang Utah để chặn thu các dữ liệu liên lạc điện tử trên toàn cầu.

Ngày 19/3/2012, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ, cơ quan này đang xây dựng một Trung tâm tình báo điện tử lớn nhất thế giới ở tiểu bang Utah để chặn thu các dữ liệu liên lạc điện tử trên toàn cầu.

Trung tâm này nằm ở hạt Bluffdale, thuộc thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Mỹ. Trung tâm được thiết kế để chặn thu, phân tích và lưu trữ lượng lớn thông tin liên lạc, trong đó có nội dung các cuộc gọi điện thoại, email, tin nhắn và truy cập internet.


Trung tâm tình điện tử có chức năng hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ An ninh nội địa (DHS) nhằm thu thập thông tin tình báo về mối đe dọa tấn công mạng.

Ngoài ra, theo Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), trung tâm tình báo này còn chặn thu được các sóng liên lạc từ vệ tinh thông qua cáp ngầm dưới lòng đất hoặc đáy biển và có thể xử lý hàng triệu gigabytes dữ liệu.

Chức năng của trung tâm tình báo trên là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ An ninh nội địa (DHS) nhằm thu thập thông tin tình báo về mối đe dọa tấn công mạng.

Trung tâm tình báo điện tử này sẽ đóng vai trò quan trọng trong phân tích mã dựa trên khả năng xử lý dữ liệu về thông tin tài chính, giao dịch chứng khoán, giao dịch kinh doanh, bí mật quân sự và ngoại giao nước ngoài, văn bản quy phạm pháp luật, bảo mật thông tin liên lạc cá nhân đã được mã hóa nhờ vào bước đột phá mà NSA đã thực hiện cách đây vài năm như, phân tích ngầm (cryptanalyze) hoặc phá vỡ hệ thống mã hóa không thể mã thám (unfathomably) do các chính phủ, tổ chức và cá nhân sử dụng.


Sơ đồ hỗ trợ tác chiến, thu thập, giải mã và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp cao hơn của trung tâm dữ liệu Utah.

Về phương thức chặn thu, trung tâm này sẽ đột nhập vào vỏ toán học phức tạp như AES (Advanced Encryption Standard - Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến, một thuật toán mã hóa khối được chính phủ Mỹ áp dụng làm tiêu chuẩn mã hóa) và giải mã dựa vào máy tính siêu nhanh để tiến hành các cuộc tấn công trên các tin nhắn được mã hóa và cung cấp cho các máy tính để phân tích.

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, trung tâm dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 9/2013, với tổng kinh phí xây dựng khoảng 2 tỷ USD trong phạm vi khoảng 304.000 m2.

- Hoàng Ngân (theo Presstv, RT)
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by