Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc

0 nhận xét
Chiều 19-3, tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp xã giao Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ngài Lee Young Geol đã thông báo với Đại tướng Phùng Quang Thanh những kết quả đã đạt được trong cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt – Hàn lần thứ nhất. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tán thành việc cần từng bước chuẩn bị, xúc tiến các vấn đề đã trao đổi để đưa hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu.


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Qua trao đổi, Bộ trưởng mong muốn Việt Nam và Hàn Quốc nhanh chóng xây dựng các văn bản hợp tác mang tính pháp lý về hợp tác quốc phòng để nâng tầm quan hệ hai nước, tích cực góp phần xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định. Nhân dịp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng chuyển lời mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sang thăm Việt Nam.
Trước đó, trên tinh thần hợp tác, cởi mở, Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc đã diễn ra tốt đẹp sáng 19-3 tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Đây là lần đầu tiên hai nước tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng. Phát biểu tại Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Ngài Lee Young Geol đều nhất trí, bên cạnh sự hợp tác về kinh tế, thương mại đã có, sự kiện này sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Ngài Lee Young Geol chụp ảnh lưu niệm cùng hai đoàn.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận định, những năm gần đây, trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn nỗ lực duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Với riêng Việt Nam, những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của quân đội. “Đặc trưng của chính sách quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng tinh gọn, từng bước hiện đại”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn có những lực lượng đặc biệt là các binh đoàn làm kinh tế, vừa tham gia vào quá trình ổn định tình hình an ninh, chính trị trong nước, vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam dựa trên tinh thần đường lối đối ngoại chung đã được Đảng và Nhà nước xác định sau Đại hội Đảng XI, đó là “tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới”. Trong những năm qua, Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng cả song phương và đa phương, đáng chú ý là các diễn đàn ADMM và ADMM+ trong đó có sự tham gia của Hàn Quốc với mục đích cơ bản là tăng cường sự tin cậy giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác cũng như với cộng đồng thế giới và khu vực. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Lee Young Geol cũng khẳng định, Hàn Quốc coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam và đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Liên quan đến vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đề cập trong cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ trương phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và sẽ làm hết sức mình để đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định tại khu vực Đông Bắc Á”.

Hai bên cũng thống nhất cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm như đào tạo nhân lực, công nghiệp quốc phòng, các hoạt động nhân đạo, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm trên các diễn đàn đa phương. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng hi vọng, phía Hàn Quốc sẽ hợp tác và giúp đỡ Việt Nam thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về rà phá bom mìn.

Tin, ảnh: Vũ Hùng
Xem thêm →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay

0 nhận xét
Ngày 20-3, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với sự tham dự của hơn 800 đại biểu.

Chủ trì hội nghị, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM truyền đạt nội dung và chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Sau khi giới thiệu, phân tích các quan điểm, nội dung quan trọng trong nghị quyết, đồng chí nêu rõ sự cần thiết ra đời của nghị quyết về xây dựng Đảng; về mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị, phạm vi của nghị quyết; những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 4 và những vấn đề cần lưu ý trong chỉ đạo học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Sau phần đánh giá, phân tích thành quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng, đồng chí phân tích một số mặt hạn chế, yếu kém, nhất là những khuyết điểm kéo dài, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Lê Thanh Hải

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng các cán bộ TP tại hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đồng chí Lê Thanh Hải chỉ rõ, để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, cần tiếp tục thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những vấn đề cấp bách đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 4. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi. Khắc phục tư tưởng coi khuyết điểm chỉ là của người khác, đơn vị khác… Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 phải được đặt trong tổng thể thực hiện các nghị quyết khác, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại.

Đồng chí Lê Thanh Hải yêu cầu việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết cần phải có quyết tâm chính trị rất cao trong toàn Đảng bộ TPHCM. Các đồng chí trong Thành ủy TPHCM, các cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị ở TPHCM, phải thật sự gương mẫu làm trước. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành; làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện. Vì công tác xây dựng Đảng là công việc hệ trọng, nên đồng chí Lê Thanh Hải nhắc nhở khi thực hiện phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ; đồng thời không được để rơi vào trì trệ, hình thức, không làm chuyển biến được tình hình. Sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 lần này, các cấp ủy, tổ chức Đảng ở TPHCM cần duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ tự phê bình, phê bình hàng năm, gắn với kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao…

Hội nghị cũng đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giới thiệu dự thảo kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM thực hiện chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

Buổi chiều, hội nghị nghe giới thiệu dự thảo hướng dẫn kế hoạch kiểm điểm, tự phê bình, phê bình; hướng dẫn thực hiện “Quy định về những điều đảng viên không được làm”; dự thảo hướng dẫn kế hoạch công tác tư tưởng…

Hôm nay (21-3), hội nghị thảo luận tổ và nghe đồng chí Lê Thanh Hải giải đáp, tổng kết hội nghị.

TUẤN SƠN
Xem thêm →
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc

0 nhận xét
Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Lee Myung Bak và Phu nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3 và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 28-29/3.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc

Ngày 11/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang Sik nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Seoul.

Một trong những nội dung thảo luận giữa lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc và Việt Nam bên lề Thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2012 tại Seoul tới đây là khả năng xúc tiến hợp tác trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo ở Việt Nam.

Bên lề các hoạt động chính thức của hội nghị Thượng đỉnh, lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ có cuộc tiếp xúc song phương nhằm trao đổi rộng rãi về hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Xem thêm →

Bí thư Nguyễn Bá Thanh: Cảnh sát tiêu cực sẽ cho vườn

0 nhận xét
Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Bá Thanh – bí thư Thành ủy Đà Nẵng – trong buổi nói chuyện với gần 200 cán bộ chủ chốt của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát chống tội phạm cướp giật của Đà Nẵng sáng 19-3.

Tại cuộc nói chuyện về công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, ông Thanh nhấn mạnh: “Tình hình giao thông đang có dấu hiệu hỗn loạn, băng nhóm tội phạm cũng manh nha. Vì vậy lực lượng cảnh sát rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố đáng sống”.

Lực lượng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng làm nhiệm vụ

Lắp camera giám sát CSGT

Nói chuyện với lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), ông Thanh cho biết năm 2012 sẽ có nhiều chủ trương chính sách mới vừa khuyến khích, động viên nhưng cũng phải có chế tài mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Theo ông, với việc xử lý quyết liệt trên địa bàn TP, từ gần 10 năm qua đã không có hiện tượng đua xe như các TP lớn khác. Ông Thanh yêu cầu CSGT tại bốn trạm cửa ô mỗi quý phải đổi tất cả quân một lần để tránh tình trạng cánh lái xe đường dài quen biết xin xỏ, nảy sinh tiêu cực. Ông ví von: “Đừng để giống như con cá trê ở lâu trong hang rồi mọc râu dài vươn ra ngoài”.

Lực lượng CSGT tại bốn trạm Hòa Phước, Hòa Hải, Kim Liên, Hòa Nhơn làm nhiệm vụ trực tiếp trên đường ngoài tiền lương, thưởng theo chế độ còn được UBND TP hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/người/tháng (từ ngân sách TP), hưởng 10% tổng số tiền phạt vi phạm, thanh tra giao thông mỗi tháng hỗ trợ 2 triệu đồng. “Bộ phận làm việc trực tiếp ngoài đường được hỗ trợ cụ thể như vậy. Còn đối với bộ phận gián tiếp cuối năm đề xuất lên TP để có hướng giải quyết hỗ trợ thêm” – ông Thanh động viên.

Ngược lại, ông Thanh đặt hàng cho CSGT. “Với mức thu nhập như vậy, nếu biết làm thì mỗi tháng mỗi CSGT có thể có thu nhập hơn chục triệu đồng. Nhưng nếu chỉ cần phát hiện nhận chung chi một vài trăm nghìn đồng thì lập tức bị tước quân tịch, đuổi khỏi ngành, cho về vườn chứ không cần phải theo mức độ nặng nhẹ gì cả. Không có chuyện ưu tiên con gia đình chính sách hay ông này ông nọ mà xử nhẹ” – ông Thanh nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy yêu cầu trong tháng 3 mỗi CSGT phải viết một bản cam kết không nhận tiền hối lộ và luôn nhớ điều đã cam kết. Không chỉ vậy, Công an TP Đà Nẵng còn phải lắp đặt camera giám sát tại các trạm này. Mọi hoạt động của CSGT trong quá trình tiếp tài xế, người dân đều được lưu lại và chuyển về trung tâm chỉ huy của lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng có thể linh hoạt một số trường hợp cuối năm bồi dưỡng cho CSGT có thể chấp nhận được, nhưng phải công khai mọi khoản.

Tăng quân, mua súng, sắm xe chống cướp

“Cảnh sát chống cướp giật sẽ có đủ điều kiện để làm việc” là lời hứa của ông bí thư với lực lượng cảnh sát chống cướp giật (thuộc Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an Đà Nẵng). Ông Thanh ghi nhận những chiến công của lực lượng này trong việc trấn áp loại tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, việc lực lượng này sử dụng môtô đồng loạt đã tạo ra hạn chế là tội phạm phát hiện, không còn bí mật nữa. Ông Thanh đề nghị cảnh sát chống cướp giật phải sử dụng những loại xe như người dân bình thường và “nâng cấp” thêm. Vấn đề này liên quan đến ngành giao thông nên ông Thanh đã yêu cầu trợ lý gọi điện ngay cho ông Đặng Việt Dũng – giám đốc Sở Giao thông vận tải (ông Dũng không có trong thành phần họp) – trong mười phút phải đến để cho ý kiến về việc này. Ông Dũng lập tức có mặt và cho biết sẽ cùng Công an TP nghiên cứu cho phù hợp.

Đại diện cảnh sát trật tự và chống cướp giật đề nghị được đầu tư thêm về kinh phí, phương tiện, nhân lực cho phù hợp với tình hình hiện nay. Ông Thanh lập tức đồng ý tăng thêm 20 quân cho lực lượng chống cướp giật, mua thêm súng của Đức và 50 môtô. Trước đề nghị tăng mức hỗ trợ trực, tuần tra cho chiến sĩ từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng, ông Thanh quả quyết: “Đã tăng thì tăng lên hẳn 100.000 đồng luôn để đảm bảo đời sống chiến sĩ”. Đầu tư mua ba máy đo độ ồn cho cảnh sát trật tự để chấm dứt tình trạng mỗi lần có việc lại phải đi mượn máy. Ngoài ra, TP sẽ đầu tư mở rộng trại giam Hòa Sơn thêm 5ha. Ngân sách TP mỗi năm dành 3,4 tỉ đồng đầu tư cho lực lượng chống cướp giật sẽ được chia đều cho công an và lực lượng biên phòng.

Theo ông Thanh, việc đầu tư cho lực lượng này không phải do tình hình phức tạp, mà đã tốt rồi nên muốn làm thêm cho tốt hơn. “Chúng ta đang xây dựng TP du lịch, TP đáng sống, vì vậy không thể hô bằng khẩu hiệu. TP đáng sống thì không thể để tội phạm tồn tại, TP du lịch thì không thể có lang thang, xin ăn, chèo kéo du khách được” – ông Thanh khẳng định.

ĐOÀN CƯỜNG
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa

4 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày 19 và 20/3, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.

Chính phủ đã thảo luận về Báo cáo kết quả xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; Tình hình triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; Các giải pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.

nguyen tan dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học.

Chính phủ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ–CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Báo cáo về việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.

Về kết quả xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, tình hình triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều cố gắng, góp phần xây dựng thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ năm 2007 đến năm 2011, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 75/89 dự án luật, pháp lệnh mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua (chiếm 84,26%). Riêng năm 2008, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 27 dự án, chiếm 93,1% tổng số các dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

nguyen tan dung
Toàn cảnh phiên họp

Tuy nhiên, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, hệ  thống thể chế luật pháp vẫn còn không ít bất cập, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn dài trải, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hiện nay, việc hoàn thiện thể chế được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những khâu khâu đột phá chiến lược.

Nêu rõ quan điểm cần tiếp tục đổi mới việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học; cương quyết đưa ra khỏi chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ các điều kiện cần thiết.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị các dự án luật có tính cấp bách để bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, 2013 và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Thảo luận về nội dung này, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh và các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và trách nhiệm của người đứng đầu.

Đề cập đến dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị định, đồng thời đề nghị Bộ chủ trì soạn thảo Nghị định bổ sung các ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ liên quan đến các điều, khoản của Nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa; việc quy định các trường hợp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Nhấn mạnh đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa. Khi lập quy hoạch có “đụng chạm” đến đất lúa, dứt khoát phải được thẩm định, phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận về  các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong khi chờ có Luật Đất đai sửa đổi, tinh thần chung của Chính phủ kiến nghị Quốc hội là khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất vào năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật quy định, trong đó có quyền được cầm cố, thế chấp.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo này để trình Chính phủ trong phiên họp Chính phủ tới.

nguyen tan dung
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh.

Đề cập đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo theo hướng có kế thừa các quy định hợp lý, bổ sung quy định mới nhưng bảo đảm tính ổn định, không làm xáo trộn, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Tại phiên họp, Chính phủ cũng xem xét, thảo luận về các dự án luật: Luật Dự trữ quốc gia, Luật Thư viện, Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Thủ đô, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các Bộ chức năng chủ trì soạn thảo phối hợp các Bộ, ngành cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn chỉnh các dự án luật nêu trên để trình Quốc  hội.

Theo Chinhphu
Xem thêm →

Nga điều binh sĩ chống khủng bố tới Syria

0 nhận xét
Một đơn vị quân đội Nga vừa tới Syria với nhiệm vụ ngăn chặn khủng bố tại quốc gia Trung Đông này, đặc biệt sau các vụ đánh bom chết người ở thủ đô Damascus.

Binh sĩ chống khủng bố của Nga. Ảnh: RIA Novosti

Tàu chở nhiên liệu Iman thuộc Hạm đội Hắc Hải vừa tới cảng Tartus bên bờ Địa Trung Hải của Syria. Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, tàu này chở theo một đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Nga.

Tàu Iman thay thế một tàu khác của Nga đã được điều tới Syria để duy trì sự hiện diện của Moscow tại khu vực bất ổn này, đồng thời cũng sẵn sàng cho khả năng phải di tản các công dân Nga, thông báo của Hạm đội Hắc Hải cho hay.

Chính quyền của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad muốn đơn vị này giúp đỡ trong việc đối phó với các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, truyền thông Nga không nêu chi tiết nhiệm vụ của binh sĩ nước này tại Syria, cũng như liệu số quân nhân này có rời cảng Tartus.

Theo ông Mark Galeotti, chuyên gia an ninh Nga kiêm giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại đại học New York, sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Syria là một cách thể hiện rõ ràng cho thấy sự ủng hộ của Moscow đối với Damascus.

Đại sứ quán Nga tại Mỹ và Liên Hợp Quốc hiện không đưa ra một bình luận nào về thông tin kể trên, với lý giải họ không có thông tin cụ thể về việc một đơn vị chống khủng bố của Nga đã tới Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuần trước cho hay nước này không có kế hoạch điều quân tới Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thì bác bỏ các thông tin cho rằng lực lượng đặc nhiệm Nga đang hoạt động ở Syria, nhưng cho biết có các cố vấn kỹ thuật và quân sự Nga đang có mặt ở quốc gia Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay Washington chưa được biết về các thông tin cho rằng binh sĩ Nga được điều tới Syria, đồng thời từ chối đưa ra bình luận.

Moscow vốn có quan hệ mật thiết lâu dài với chính phủ của tổng thống Assad. Nga hiện vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại Tartus, một trong những cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Moscow từng cùng với Bắc Kinh bác bỏ nghị quyết của Liên Hợp Quốc có nội dung yêu cầu Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.
Xem thêm →

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét
Thời gian qua trên mạng Internet có đăng tải bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”. Với nội dung mang tính chất xuyên tạc, từ nội dung trên đã kích động làm lệch lạc suy nghĩ của người dân cả nước về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bất bình trước sự việc trên, độc giả Nguyễn Văn Trung (Hà Nội) đã có bài viết phản hồi đính chính về “Sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Gần đây, trên website “http://thietkewebbatdongsan.com”, có đăng tải bản cải chính thông tin của Nguyễn Hồng Hải (Giám đốc công ty TNHH phần mềm I-LAND) về sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trích đoạn: “Ngày 10/3/2012, với ý tưởng viết bài về biệt thự của người nổi tiếng, trên trang “bietthuviet.vn”, vì muốn thu hút số lượng người truy cập vào website, nhân viên Phạm Duy Khánh đã truy cập vào website phản động “một góc nhỏ”, sao chép toàn bộ nội dung bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” rồi đăng tải lại trên trang “bietthuviet.vn”. Với nội dung và chú thích ảnh được cho là ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất là hình ảnh cung điện Benazir Bhutto ở Dubai. Sau khi bài viết đăng lên, hàng loạt những hệ luỵ sau đó diễn ra, các blog, website đã lợi dụng, liên tục phát tán bài viết với nội dung xuyên tạc, phản động. Xét thấy hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nay chúng tôi xin cải chính thông tin và gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Chính phủ cùng bạn đọc cả nước”.

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguồn tin: http://thutuongnguyentandung.net/cai-chinh-thong-tin-ve-ngoi-biet-thu-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung.html

Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by