Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

0 nhận xét
[Chuyên mục tiểu sử Lãnh đạo] Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt động...

Le Thanh Hai

Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt)

-> Đọc thêm: Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay

Sinh ngày 20/2/1950.

Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 17/4/1968

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.

Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.

Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 7/1001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian này đồng chí cùng với ban lãnh đạo TPHCM lãnh đạo TP phát triển nhanh và bền vững, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng TPHCM vẫn vượt qua nhiều thách thức và cùng cả nước phát triển.

Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm →
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

0 nhận xét
Để trả lời và tìm hiểu về ông Đỗ Bá Tỵ là ai ? Mời các bạn đọc tiểu sử/ lý lịch tóm tắt Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ: Tiểu sử và quá trình hoạt động....

Do Ba Ty

Họ và tên: Đỗ Bá Tỵ

Ngày sinh: 01-12-1954

Quê quán: xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Chức vụ:

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Tượng tướng,  Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thân thế và binh nghiệp

Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954, quê quán tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1972, ông nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Được cử đi học và tốt nghiệp Học viện Lục quân (Đà Lạt), sau đó tốt nghiệp Đào tạo Chỉ huy Tham mưu Cao cấp Binh chủng hợp thành khóa 12 (1992-1994) tại Học viện Quốc phòng Việt Nam.

Ông được điều động trở lại Quân khu 2 và lần lượt giữ các chức vụ: Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh Phú Thọ, Tham mưu phó Quân khu 2, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, hàm Thiếu tướng.

Năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khóa X.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 2, hàm Trung tướng

Từ tháng 10 năm 2010, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 22 tháng 12 năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Thượng tướng cùng với 6 tướng lĩnh quân đội khác.

Xem thêm →

Từ chức dễ hay khó?

0 nhận xét
Sau sự việc xảy ra tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nhiều ý kiến cho rằng lẽ ra những cán bộ liên quan đến sai phạm đã phải từ chức. Tương tự là trường hợp của ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN, lẽ ra ông này nên chủ động từ chức thay vì để Thủ tướng miễn nhiệm do làm ăn thua lỗ triền miên. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, từ chức không phải là điều dễ dàng.

Bài 1: Khi quan trường là chốn mưu sinh

Chức tước thường đi đôi với quyền lực, ở khía cạnh nào đó là bổng lộc. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả. Tuy nhiên, đối với những người có lòng tự trọng, thật lòng vì nước, vì dân, việc từ chức được coi là hết sức bình thường.

Hiện Bộ Nội vụ đang triển khai đề án Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, đề cập nhiều nội dung, trong đó có quy chế về từ chức, văn hóa từ chức. Đón nhận thông tin này, số ý kiến đồng tình ủng hộ cũng nhiều, song ý kiến tỏ ra hoài nghi về tính khả thi cũng không phải ít.

Không làm được phải rút lui

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhận định việc từ chức không khó khi tự người nào đó cảm thấy không hoàn thành trách nhiệm trong công việc. “Việc này thế giới làm từ lâu và rất nhẹ nhàng. Ví dụ như ở Ấn Độ, đoàn tàu lật vì lý do sự cố, nhưng Bộ trưởng quản lý lĩnh vực này từ chức. Điều này ở Việt Nam xem ra còn rất nặng nề”, bà Thu nói và cho rằng, nếu quan chức không làm tròn trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì nên tự rút lui khỏi vị trí đó, để người khác làm. Ở nước ta, công tác cán bộ là công tác của Đảng, cán bộ là của Đảng, do Đảng phân công. Tuy nhiên, Đảng cũng không bắt buộc cá nhân nào phải giữ một vị trí nhất định, nếu cá nhân ấy không đủ năng lực, trình độ. “Để đào tạo được người lãnh đạo rất khó và mất thời gian. Tuy nhiên, nếu anh không hoàn thành nhiệm vụ thì nhất quyết phải từ chức hoặc bị bãi nhiệm”, bà Thu nói.


Chung quan điểm, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị, cho biết: “Những người có lòng tự trọng, có trách nhiệm, thật lòng vì Đảng, vì dân thì sẽ thấy việc từ chức là bình thường”. Theo ông Duyệt, việc Bộ Nội vụ đang soạn thảo quy chế về từ chức là rất tốt. Nhưng nếu coi đó mực thước, để mọi người dựa vào mà thực hiện thì cũng rất khó. Bởi văn hóa từ chức là điều mới mẻ, phụ thuộc vào sự giác ngộ, nhận thức, ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân người lãnh đạo.

Từ chức là hết nguồn sống?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, thì cho rằng, việc từ chức ở Việt Nam hiện nay khó thực hiện vì sự ràng buộc lợi ích cá nhân là chính. Nhiều người nại lý do nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, nếu từ chức chẳng khác nào từ chối nhiệm vụ do Đảng phân công. “Nhưng họ nhầm. Nếu anh kém, chẳng ai bắt anh ở nguyên vị trí đó cả. Thậm chí có không ít người dù kém vẫn hay đánh bóng tên tuổi để giữ ghế, trục lợi cá nhân, nói gì đến chuyện họ tự nguyện từ chức”, tướng Thước bình luận.

Từ góc độ khác, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và chiến lược, Bộ Công an, đánh giá: “Việt Nam khác với ở các nước phát triển khác trên thế giới. Nếu như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… vị trí lãnh đạo tại các cơ quan công quyền tồn tại như một nghề, họ sẵn sang từ bỏ khi thấy không còn thích hợp để đi làm nghề khác. Ngược lại, ở Việt Nam, chốn quan trường là nơi mưu sinh, là nguồn sống, ngoài lương ra còn vô số bổng lộc khác. Chính vì thế mà khi từ bỏ, quan chức không biết làm gì khác để sống”. Bên cạnh đó, trong cấu trúc quyền lực cũng như hệ thống pháp lý của chúng ta chưa phân tách rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền hạn giữa cá nhân và tập thể. Đó là chưa kể, dư luận bấy lâu nay vẫn thường rất nặng nề, tạo thành áp lực về vấn đề này. Thông thường một lãnh đạo từ chức hoặc bị mất chức, dân tình sẽ bàn tán nói đi nói lại chuyện đó cả tháng trời.

Về quy chế từ chức mà Bộ Nội vụ đang soạn thảo, ông Cương cho rằng đây là ý tưởng tốt, song ông cũng không tin tưởng vào tính khả thi của nó. Ông nói: “Để từ chức có thể trở thành văn hóa chính trị, tôi cho rằng phải thay đổi rất nhiều điều, như tổ chức lại hệ thống giám sát quyền lực, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật xử lý vi phạm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống công quyền… Nếu không thì dù có 100 quy chế tương tự cũng không giải quyết được vấn đề gì”.

Bài 2: Nặng nề truyền thống “thích làm quan”

Mạnh Đồng - Tuyết Trịnh
Xem thêm →

Tiểu sử Phạm Minh Chính: Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh

0 nhận xét
Để trả lời và tìm hiểu về ông Phạm Minh Chính là ai ? Mời các bạn đọc tiểu sử tóm tắt Bí thử Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính: Tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động....


Ông sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại xóm Hoa Trường, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình 8 anh chị em. Thân phụ ông là một viên chính chính quyền địa phương, thân mẫu làm ruộng. Ông hiện đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ông là một tướng lĩnh Công an Nhân dân Việt Nam hàm Trung tướng; nguyên Thứ trưởng kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an. Ông có bằng Kỹ sư Xây dựng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật.

Năm 1963, ông theo gia đình về xây dựng Vùng Kinh tế mới tại xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại Trường Phổ thông Cấp 3 Cẩm Thủy (nay là trường THPT Cẩm Thủy 1), tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi tốt nghiệp Trung học năm 1975, ông theo học dự bị Ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường Đại học Hà Nội). Năm1976, ông được cử làm lưu học sinh tại Rumani và tốt nghiệp Kỹ sư ngành Xây dựng tại đây năm 1983.

Sau khi về nước năm 1984, ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ. Đến năm 1989, ông được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Rumani.

Năm 1996, ông được điều trở lại Việt Nam, công tác tại Bộ Công an, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Thư ký Tổng hợp Văn phòng Bộ Công an; Phó Cục trưởng; Phụ trách Cục; Cục trưởng Bộ Công an.

Ông bảo vệ Luận án Tiến sỹ Luật năm 2000.

Năm 2006, được bổ nhiệm có thời hạn chức Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an.

Ông từng là Chuyên viên Cấp cao Văn phòng Chính phủ.

Ông là Giảng viên Đại học Kiêm nhiệm với học hàm Phó Giáo sư.

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Ông được Thủ tướng Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân.

Tháng 12 năm 2009, Ông được Bộ trưởng Bộ Công an Giao nhiệm vụ Phụ trách Tổng Cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.

Ngày 3 tháng 2 năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.

Ngày 9 tháng 3 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành luật.

Ngày 16 tháng 7 năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng.

Ngày 12 tháng 8 năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an (Quyết định 1458/QĐ-TTg).

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng Sản Việt nam.

Tháng 8 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm công trình Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc

0 nhận xét
14h30 ngày 13/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ bất ngờ đến thăm công trình Đại học FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Đi cùng Thủ tướng còn có sự hiện diện của Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng nhiều lãnh đạo Bộ và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao.

FPT tiếp đón đoàn có Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình, Phó TGĐ FPT Chu Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng cùng nhiều cán bộ lãnh đạo các công ty thành viên của tập đoàn, các giảng viên ĐH FPT và khoảng 150 sinh viên.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đại diện CBNV, giảng viên và hàng trăm sinh viên ĐH FPT nồng nhiệt chào đón Thủ tướng tại quảng trường trước ĐH FPT.

Công trình trường ĐH FPT hiện là một trong những dự án trọng điểm của Hòa Lạc. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã báo cáo với Thủ tướng về mục tiêu dự án, tình hình tiến độ thi công cũng như chất lượng các dịch vụ dành cho sinh viên và giới thiệu những hạng mục đã hoàn thiện của nhà trường.


Thủ tướng khá hài lòng về tiến độ cũng những chất lượng xây dựng các hạng mục của công trình ĐH FPT trên khu CNC Hòa Lạc.

Thủ tướng ghé thăm sân trượt băng nhân tạo – một trong những sân băng đầu tiên tại Việt Nam. Sân có diện tích 408 m2, được làm từ chất liệu đặc biệt mô phỏng khá chính xác bề mặt băng tuyết tạo cảm giác thật và đảm bảo an toàn cho người chơi.


Thủ tướng cùng phái đoàn tại sân băng trường ĐH FPT – sân trượt băng đầu tiên của một trường ĐH tại Việt Nam.

Thủ tướng thăm sân trượt băng của ĐH FPT.

Khi thăm khu ký túc xá của trường, Thủ tướng có lời khen ngợi cơ sở vật chất đã được ĐH FPT chú trọng, đồng thời dặn dò Ban lãnh đạo nhà trường về việc ngoài đầu tư chất lượng giảng dạy, thì công tác chăm lo đời sống cho hàng nghìn sinh viên khi được chuyển lên đây học tập và sinh hoạt cũng cần được quan tâm, bởi đây là trường đại học đầu tiên xây trụ sở tại Hòa Lạc.


Thủ tướng dặn dò Ban lãnh đạo nhà trường chú trọng chăm lo đời sống cho hàng nghìn sinh viên khi chuyển lên học tập và sinh hoạt, bởi ĐH FPT là trường đại học đầu tiên xây trụ sở tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Thủ tướng thăm quan khu ký túc xá của trường ĐH FPT.

Báo cáo Thủ tướng, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết vấn đề ăn ở, sinh hoạt hằng ngày của sinh viên cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm với phương châm để sinh viên có thể sống, học tập và sinh hoạt tốt ngay trong trường. Hai khu ký túc xá với tiêu chuẩn 3 sinh viên một phòng được trang bị đầy đủ giường tủ, bàn học có chất lượng tốt, diện tích khu phụ khép kín với bình nước nóng – lạnh…, đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Mỗi sinh viên được sử dụng một giường ngủ độc lập với tầng trên để ngủ, phần dưới bố trí tủ, bàn ghế và có thể sử dụng các trang thiết bị học tập hiện đại…

Thủ tướng cũng đã đến thăm khu võ đường Vovinam. Hơn 100 sinh viên FPT cùng đồng diễn bài Thập Tự quyền. Đáp lại lời chào thân mật và đầm ấm của Thủ tướng, sinh viên FPT đã đồng thanh chúc sức khỏe Thủ tướng theo đúng phong cách nhà võ. Không khí tập cùng những tiếng hô vang dội của sinh viên đã gây ấn tượng cho người đứng đầu Chính phủ.


Tại võ đường Vovinam, Thủ tướng được chào đón bởi hơn 100 sinh viên đang luyện tập hăng say.


Thủ tướng vui mừng khi nhìn thấy các sinh viên ĐH FPT không chỉ được rèn luyện chuyên môn mà còn được chú trọng rèn luyện sức khỏe và tinh thần võ đạo Việt.


Thủ tướng trò chuyện với các sinh viên trường ĐH FPT trong giờ tập Vovinam.

Ngắm cảnh quan toàn thể công trình trường Đại học FPT, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của lãnh đạo FPT và ĐH FPT đã tích cực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện công trình. Tuy mới hoàn thành giai đoạn đầu nhưng đã có thể đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên đợt đầu tiên vào tháng 5 tới.

Được biết, dự án đầu tư xây dựng trường tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Đại học FPT làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư lên đến 2.696 tỷ đồng, được quy hoạch và thiết kế bởi Công ty Nihon Sekkei (Nhật Bản), dự kiến xây từ năm 2009 đến 2015 với tổng diện tích 30 ha.

Đại học FPT Hòa Lạc sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của khoảng 10.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin và 1.000 cán bộ, giảng viên. Với 7 khu công trình lớn, gồm: giảng đường và khu nghiên cứu, ký túc xá cho sinh viên, khu hành chính – hiệu bộ, khu giáo dục thể chất, phòng thí nghiệm, khu công viên cây xanh và các công trình khác, sinh viên FPT sẽ có cơ hội được phát triển toàn diện, phát huy tối đa năng lực trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu.


Kết thúc chuyến thăm, Thủ tướng tham gia trồng cây lưu niệm tại khuôn viên nhà trường và giao lưu chụp ảnh cùng hơn 100 sinh viên ĐH FPT.


Cây đa được Thủ tướng cũng các lãnh đạo bộ Khoa học và Công nghệ vun trồng, thể hiện sự trông đợi, tin tưởng vào việc từ mảnh đất này sẽ trồng nên những mầm xanh CNTT tài năng cho nước nhà.

Thủ tướng và lãnh đạo FPT trồng cây lưu niệm trong khuôn viên ĐH FPT.

Cùng với sự nỗ lực của các bên liên quan, dự án xây dựng Trường ĐH FPT và trường Đại học Khoa học Công nghệ trong khu Giáo dục và đào tạo rộng hơn 100ha tại Khu CNC Hòa Lạc đã đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nâng cấp, hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam. Lần đầu tiên tại Việt Nam cũng như trong khu vực có một quần thể các trường Đại học chất lượng quốc tế được quy hoạch đồng bộ hiện đại, thân thiện với môi trường và có mối quan hệ mật thiết với các trường trong hệ thống giáo dục của cả nước.

Cơ sở của Trường Đại học FPT tại Hòa Lạc sau khi hoàn thành tổng thể sẽ trở thành một khu đô thị thu nhỏ dành cho sinh viên với đầy đủ các dịch vụ và trang thiết bị tiện nghi, đáp ứng cho 25,000 sinh viên theo học và hàng ngàn cán bộ giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo nghiên cứu với thực tiễn, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
Xem thêm →

Tiểu sử Tô Lâm: Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An

0 nhận xét
Để trả lời cho câu hỏi Tướng Tô Lâm là ai ? Mời bạn đọc theo dõi tiểu sử ngắn về Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Tô Lâm


Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

-Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957.

-Quê quán: Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;

-Học hàm, học vị: Phó Giáo sư – Tiến sỹ.

-Chức vụ hiện nay: Trung tướng Công an Nhân dân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

-Trước khi đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I.

-Ngày 12/8/2010: Trung tướng Tô Lâm được Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng bộ Công an

Xem thêm →
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Xây xong hơn 2000 km đường tuần tra biên giới

0 nhận xét
Bộ Quốc phòng tiếp tục xây dựng đường tuần tra biên giới ở 17 tỉnh để tiến tới hoàn thiện hơn 10.000 km đường biên giới trên đất liền.

Ngày 13/2, thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý Dự án 47, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) cho biết, nhằm củng cố quốc phòng an ninh biên giới trên đất liền, Bộ đã lập đề án “Quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2015″.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng Hữu Nghị tuần tra kiểm soát đường mòn biên giới thuộc địa bàn huyện Cao Lộc. Ảnh: TTXVN.

Địa bàn quy hoạch gồm 17 tỉnh biên giới đất liền: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Trước đó, Bộ Quốc phòng đã xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010 ở 20 tỉnh, với chiều dài 2.070 km và được chia thành 56 dự án. Hiện, đã triển khai được 53/56 dự án với tổng chiều dài 2.042; trong đó 32 dự án có tổng chiều dài tuyến 1.542 km theo tiêu chuẩn đường Tuần tra biên giới.
Các dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Khi đó, hệ thống đường tuần tra biên giới sẽ thông được 2 tuyến, tuyến 1 từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) dài khoảng 215 km; tuyến 2 từ Kon Tum đến Gia Lai dài khoảng 550 km.

Đề án “Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo” có tổng chiều dài theo quy hoạch là 10.196 km. Trong đó, đường dọc biên được xây dựng trong khu vực vành đai biên giới trong phạm vi 1.000 m tính từ đường biên giới quốc gia trở vào, với nền đường rộng 5,5 m; mặt đường rộng 3,5m; kết cấu mặt đường bằng bêtông ximăng hoặc đá dăm nhựa. Toàn bộ công trình trên đường xây dựng vĩnh cửu.

Dự án được triển khai phù hợp với tình hình thực tế, gắn kết với hệ thống đường giao thông trong khu vực, tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn ở khu vực biên giới, vành đai biên giới, đồng thời góp phần ổn định an ninh, chính trị tại đây, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng biên.

(Theo TTXVN)
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by