Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp vụ Tiên Lãng

0 nhận xét

Theo dự kiến, lúc 14 giờ chiều nay (10.2), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo TP.Hải Phòng và lãnh đạo một số bộ ngành, cơ quan về vụ cưỡng chế đầm xảy ra tại H.Tiên Lãng (TP.Hải Phòng).


Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, Bí thư Thành ủy TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và Chủ tịch TP.Hải Phòng Dương Anh Điền đã có mặt tại Hà Nội chuẩn bị tham dự cuộc họp.

Vụ cưỡng chế tại huyện Tiên Lãng (TP.Hải Phòng) đang được dư luận cả nước hết sức quan tâm
Trong cuộc họp chiều nay, dự kiến còn có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện Mặt trận Tổ quốc VN.

Theo nguồn tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sau cuộc họp, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức họp báo để công bố thông tin về kết luận của Thủ tướng.

Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Vũ Văn Luân – Phó chủ tịch Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng, cho biết: “Trước đó, tôi đã làm đơn gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ nguyện vọng được tham dự cuộc họp do Thủ tướng chủ trì nhưng đến nay tôi chưa nhận được hồi âm nào từ Văn phòng Chính phủ. Có thể do đây là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, ngành nên tôi chưa thể tham dự. Trước đó, tôi cũng đã có nhiều văn bản kiến nghị gửi đến các đoàn kiểm tra của các bộ, ngành về Tiên Lãng”.

Hải Đăng
Xem thêm →
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

0 nhận xét
Để trả lời cho câu hỏi Nguyễn Thanh Phượng là ai? Ban biên tập xin cung cấp thông tin tóm tắt tiểu sử - lý lịch và quá trình hoạt động của bà Nguyễn Thanh Phượng Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt
Nguyen Thanh Phuong
Bà Nguyễn Thanh Phượng -  Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ châu Á.

Nguyễn Thanh Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt.

Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ.

Xem thêm →

Tâm nguyện người dân về vụ Tiên Lãng

0 nhận xét
Có lẽ tâm trí của người dân trên cả nước giờ đây đều hướng về cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 10/2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Ai cũng hy vọng, chờ mong sẽ có được kết luận thấu tình, đạt lý cho “kỳ án” này ở Tiên Lãng.

Người dân Tiên Lãng xôn xao bàn tán về quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ huyện, xã (ảnh: Quốc Đô - Anh Thế)

Nguyện vọng thiết tha

Có thể thấy rõ cả tâm trạng vẫn còn hồi hộp, xen lẫn những thấp thỏm, âu lo của bao người về quyết định cuối cùng với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, Hải Phòng, dù bầu không khí phấn khởi, hân hoan vẫn đang bao trùm sau khi những tín hiệu tích cực mà hầu như ai cũng mong chờ suốt hơn một tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

“Vụ cưỡng chế của các ‘quan tham’ tại Tiên Lãng đã làm cho hàng triệu trái tim người Việt Nam đau nhói, mỗi khi nghĩ tới cảnh vẫn có những người dân chỉ vì bát cơm, manh áo mà lại bị đẩy vào bước đường cùng phải hành động một cách tiêu cực như vậy…. Dù sao thì công lý cũng đã phần nào được sáng tỏ…” - Nguyễn Văn Lanh:  ngvlahn2002@yahoo.com viết lên những lời từ tận đáy lòng.

“Tôi cũng là người dân của quê hương Tiên Lãng. Thật tình mà nói, chính quyền nơi quê tôi là cả một ê kíp luôn bao che cho nhau, tất cả sức ép đó lại đổ lên người dân, họ không còn cách nào khác mới xử sự như vậy (như trường hợp ông Vươn). Dân quê tôi chiếm đa số là làm nông nghiệp nên con người cũng cam chịu quen rồi. Song qua cách xử lý sự việc lần này, tôi tin là người dân nơi quê tôi sẽ càng tin tưởng vào Đảng và các chính sách của Nhà nước nhiều hơn. Cảm ơn các nhà báo cùng những vị lãnh đạo chính trực… Mong sẽ xử lý đích đáng và kiên quyết thay đổi lại bộ máy chính quyền huyện Tiên Lãng!” – Manh Nam:  manhnamndk@gmail.com nhấn mạnh sự cần thiết phải làm trong sạch bộ máy chính quyền ở Tiên Lãng.

“Là người Tiên Lãng, tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào cho những người như gia đình ông Vươn sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên tôi thấy vẫn còn có bất cập khi một loạt các cán bộ huyện vẫn còn đang giữ chức, họ có ô dù, móc nối với nhau… Hơn nữa tôi còn lo sau vụ việc này, liệu những cán bộ lãnh đạo của huyện có tạo điều kiện cho những người lương thiện như ông Vươn và gia đình tiếp tục làm ăn không, hay vẫn gây khó dễ với họ? Mong Đảng và Chính phủ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Cũng là một công dân, tôi mong muốn Nhà nước xem xét lại năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ huyện Tiên Lãng, nếu yếu kém cần phải thay hoàn toàn bộ máy của huyện để Tiên Lãng trở nên trong sạch, vững mạnh, để nhân dân có niềm tin vững chắc hơn…” – bạn đọc có email: cobeminbienmt@yahoo.com cũng nhất trí với quan điểm của Manh Nam.



Từ sau hôm xảy ra vụ cưỡng chế đã có nhiều tổ chức, đoàn thể trung ương về Tiên Lãng để tìm hiểu sự việc

Cùng với những đề xuất về hình thức xử lý các cán bộ sai phạm, nêu các cách nhìn nhận đúng – sai từ phía người dân, một số bạn đọc còn muốn nhờ báo chí chuyển tới Thủ tướng những lời tâm huyết thể hiện niềm tin và sự kỳ vọng của mình…

“Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Chỉ là một người dân thường, nhưng tôi theo dõi rất sát vụ "kỳ án" này Đúng sai thì đang dần sáng tỏ, tôi chỉ có một nguyện vọng và mong muốn được chuyển tới Thủ tướng rằng: Tất cả mọi người dân quan tâm vụ án này đang dõi theo và rất trông chờ ở Thủ tướng. Mong Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục làm tất cả những gì có thể, theo đúng pháp luật, không để lọt người, lọt tội. Vụ "kỳ án" này khi đã có thêm tiếng nói của Thủ tướng, người dân chúng tôi cảm thấy thấy ấm lòng lắm. Rất mong Thủ tướng tiếp tục quan tâm... Chúc Thủ tướng sức khỏe, tiếp tục vững vàng chèo lái con thuyền Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc!” - Anh Việt:  lichlamus@yahoo.com

“Kính gửi Thủ tướng! Hải Phòng là một thành phố đang chuyển mình với những thành quả rực rỡ. Đó là nhờ công sức, sự đóng góp của biết bao người dân. Vụ việc này làm nhân dân thật sự bất bình trước cách hành xử của chính quyền địa phương.  Kính mong Thủ tướng công tâm, đem lại sự bình an cho người dân bằng  việc xử lí kiên quyết để lọc bỏ những cán bộ tha hóa, biến chất. Để nhân dân có lòng tin, an tâm lao động sản xuất góp phần xây dựng thành phố Cảng nói riêng cũng như đất nước Việt Nam nói chung. Người dân hoàn toàn tin tưởng ở Thủ tướng! Kính chúc Thủ tướng mạnh khỏe!” -  Công Tâm: hieunv8218@gmail.com

Thuốc trị “bệnh lệ làng”

Sự xôn xao dư luận lan rộng tới mức đó từ vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, có lẽ cũng bởi một phần lý do nằm ở chỗ đâu đó ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn những điều không hay xảy ra, khiến người dân liên tưởng tới cái gọi là “lệ làng” khi xưa. Có vẻ như căn bệnh đó vẫn âm thầm nảy sinh, đang rất cần có liều thuốc mạnh chữa trị cho thật tiệt nọc.

“Tôi để ý thấy hầu như vụ việc tranh chấp nào có liên quan đến chính quyền địa phương mà nếu không có sự tham gia của các bộ ngành, cơ quan TW thì lẽ phải thường nghiêng về phía có quyền thế. Ở vụ Tiên Lãng này, vi phạm luật pháp rõ như ban ngày mà các chính quyền từ cấp xã, huyện đến thành phố đều lập luận kiểu "bao che" cho hành vi sai trái của cấp dưới. Thậm chí còn cố tình giải thích sai luật và dẫn chứng bằng những văn bản trái luật và không đúng thẩm quyền. Người dân chúng tôi vẫn đang rất băn khoăn với câu hỏi: Cái cách hành xử theo kiểu "phép vua thua lệ làng” ấy chừng nào mới xóa bỏ hoàn toàn cho dân nhờ? Cần phải có "thuốc" chữa "căn bệnh" vẫn còn tồn tại ở không ít địa phương này chứ?...” -  Nguyễn Hùng:  anton_hungnguyen@yahoo.com

“Như chúng ta đã biết, chính quyền là nơi đại diện pháp luật, nhưng cấp gần gũi với nông dân và công dân của ta là chính quyền từ cấp xã- huyện -tỉnh và cuối cùng là Trung ương. Trong vụ việc ở Tiên Lãng, phải chăng nếu như Thủ tướng không đứng ra chỉ đạo cần vào cuộc tìm ra sự thật cho gia đình bác Vươn, thì các cán bộ chính quyền nơi đây có bị đình chỉ công tác không?... Là những người cầm cân nảy mực ở Tiên Lãng mà họ giải quyết công việc khiến người dân bị hàm oan lớn như vậy thì có đúng pháp luật hay không? Mong rằng Thủ tướng thật mạnh tay đối với những người lợi dụng chức vụ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng viên cũng như cán bộ chính quyền. Để sau này không còn xảy ra một lần nào nữa những vụ  việc như ở Tiên Lãng. Có vậy đất nước VN chúng ta mới luôn phát triển văn minh và tiến bộ…” - Phan Van Thanh Phương:  thanhphuongtracdia@gmail.com

“Không chỉ những người dân Tiên Lãng, Hải Phòng quan tâm tới vụ việc này, mà toàn bộ nhân dân cả nước đang theo dõi sát sao những bước xử lý của lãnh đạo cấp trên.  Có lẽ cũng may là vụ việc xảy ra đã được sự quan tâm lớn như vậy, không thì những người dân ở địa phương như ông Vươn có lẽ cứ phải chịu cảnh bị o ép bởi những cán bộ tha hóa, thiếu lương tâm như ở Tiên Lãng mất thôi. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, xử lý đúng người đúng tội. Cần nghiêm khắc hơn nữa để răn đe những cán bộ thiếu năng lực, có lối sống không lành mạnh….” - Hoàng Thiên:  thien6688@gmail.com



“Tôi rất hy vọng một cái kết đẹp cho gia đình ông Vươn. Tuy rằng chống người thi hành công vụ là trái pháp luật, nhưng với hoàn cảnh hiện tại thì rất mong một án tù treo với ông Vươn là thỏa đáng. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần xử lý triệt để những sai phạm trong vụ cưỡng chế và cần đền bù ngôi nhà đã bị phá hủy cho gia đình ông Vươn. Về đầm tôm cá của ông Vươn, các vị lãnh đạo của TP Hải Phòng cũng nên xem xét lại việc giao đất đúng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã bỏ rất nhiều mồ hôi, nước mắt, công sức, tiền bạc và cả mạng sống của người thân trong gia đình ở đó” - KMD:  hanoichieudong149@yahoo.com

“Tôi tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Chính phủ… Tin rằng các cấp, ngành liên quan sẽ làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, không bao che những người vi phạm trong vụ việc này dù họ là ai. Và tôi cũng tin lòng tin của nhân dân sẽ được củng cố, người người cùng nhau chung sức xây dựng một Việt Nam giàu mạnh” -   Đình Huấn:  vuphanes@yahoo.com

Khánh Tùng
Xem thêm →
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Tiểu sử Đại tướng Phùng Quang Thanh

0 nhận xét
Để trả lời câu hỏi: Đại tướng Phùng Quang Thanh là ai ? Mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh


Sinh ngày: 02/02/1949.

Quê quán: TP Hà Nội.

Học vị: Cử nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI

Ủy viên Bộ chính Trị khóa X, XI

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện kỹ thuật quân sự.

8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị – Quân sự.

2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4/2006 đến nay: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Xem thêm →
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Tin Thời sự 19g VTV1 3-2

0 nhận xét
Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự 19h trên kênh VTV1 ngày 03/02

 
Xem thêm →
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Israel sẽ tấn công Iran trong vài tháng tới

0 nhận xét
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tin rằng nhiều khả năng Israel sẽ tấn công Iran vào tháng 4 tới nhằm ngăn chặn Tehran phát triển bom nguyên tử, báo chí Mỹ hôm qua đưa tin.

Tờ Washington Post là tờ báo đầu tiên đưa tin ông Pannetta lo ngại về khả năng ngày càng rõ rằng Israel sẽ tiến hành một cuộc tấn công trong vòng vài tháng tới. Hãng tin CNN của Mỹ cũng xác nhận thông tin này khi dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền ông Obama.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

“Ông Panetta tin rằng có khả năng lớn Israel sẽ tấn công Iran vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6, trước khi Iran bước vào “vùng miễn dịch” như mô tả của người Israel, để bắt đầu phát triển bom nguyên tử”, phụ trách chuyên mục David Ignatius trên tờ Washington Post viết.

“Người Israel lo ngại người Iran sẽ sớm tích đủ urani làm giàu ở các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất để chế tạo bom và về mặt quân sự, chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn họ,” tác giả nhận định.
Song Ignatius không dẫn nguồn. Ông đưa ra nhận định khi ở Brusssels, nơi Bộ trưởng Panetta đang tham dự một cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng NATO.

Cả Bộ trưởng Pannetta và Lầu Năm Góc đều từ chối bình luận về thông tin trên tờ Post.
Israel, được xem là nước duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân tại Trung Đông, coi dự án làm giàu urani của Iran là mối đe dọa lớn và đã không loại trừ khả năng dùng vũ lực để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ mang mục đích hòa bình.

Iran có khả năng chế tạo tới 4 quả bom nguyên tử

Tờ Post cũng cho rằng việc hoãn một cuộc tập trận quân sự chung giữa Israel và Mỹ, được lên kế hoạch vào mùa xuân này, có thể là chỉ dấu cho khả năng sẽ sớm xảy ra một cuộc tấn công của Israel.
Washington và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Iran trong những tuần gần đây, nhằm gây sức ép buộc Tehran cung cấp thêm thông tin về chương trình hạt nhân của nước này.
Iran liên tục dọa sẽ đóng cửa tuyến đường hàng hải trên Eo biển Hormuz nếu các lệnh cấm vận ngăn chặn nước này xuất khẩu dầu thô. Trong khi đó, Washington tuyên bố việc đóng cửa Eo biển là không thể tha thứ.

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Israel hôm qua ước đoán rằng Iran có thể chế tạo được tới 4 quả bom nguyên tử khi làm giàu thêm lượng urani đã được dự trữ của nước này và có thể sản xuất quả bom đầu tiên trong vòng 1 năm kể từ khi quyết định phát triển.

Song trong bình luận hiếm hoi, Thiếu tướng Aviv Kochavi cho rằng khó có khả năng các biện pháp trừng phạt mạnh hơn của quốc tế sẽ thuyết phục được Tehran thay đổi chính sách hiện nay.

Trong một bình luận riêng rẽ khác, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho rằng: “nếu các biện pháp trừng phạt không đạt được mục tiêu là ngăn chương trình hạt nhân quân sự của Iran, thì sẽ cần phải xem xét tới hành động.”
Xem thêm →
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Đồng chí Đỗ Mười – nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới

0 nhận xét
Nhân kỷ niệm lần thứ 95 sinh nhật đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí Thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết gửi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. BBT xin trân trọng giới thiệu bài viết này.
Đồng chí Đỗ Mười – một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới
Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 2-2-2012, chúng ta trân trọng chúc mừng sinh nhật lần thứ 95 của đồng chí Đỗ Mười – một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của đất nước ta.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm và chúc Tết đồng chí Đỗ Mười nhân dịp Tết Canh Dần 2010

Bảy mươi ba tuổi Đảng, 76 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đỗ Mười đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong Đảng và chính quyền, từ Bí thư cấp ủy tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Khu ủy kiêm Chủ tịch ủy ban Kháng chiến hành chính và Chính ủy Tư lệnh Liên Khu III; Bí thư Khu ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến và Chính ủy Tư lệnh Khu Tả Ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đến đứng đầu nhiều bộ, ngành, nhiều năm lãnh đạo Chính phủ và đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư của Đảng. Trong thời chiến cũng như thời bình, đồng chí luôn là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, một người chỉ huy mưu lược, quyết đoán, một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ với cuộc sống giản dị, chân tình, hết lòng vì nước vì dân.

Trưởng thành từ một công nhân, với nhiệt huyết cách mạng sục sôi, lại say mê tự học, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, cùng với sự mẫn cảm chính trị đã tạo cho đồng chí Đỗ Mười sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực với một tư duy sắc sảo, nhạy bén và khả năng hùng biện, cuốn hút mọi người cùng hành động. Trải qua nhiều lĩnh vực công tác, đương đầu với những thăng trầm trong tiến trình phát triển của đất nước đã trui rèn đồng chí Đỗ Mười thành một nhà lãnh đạo tầm cỡ của cách mạng Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên từng cương vị công tác, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế nước ta trong tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát tăng cao, sản xuất đình đốn. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ hết sức khó khăn; trong nhiều vấn đề cụ thể còn là cuộc đấu tranh về quan điểm phát triển, đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao. Với trách nhiệm là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Đỗ Mười đã cùng với nhiều đồng chí lãnh đạo và các cán bộ đi sâu đi sát cơ sở, nghiên cứu tìm tòi từ thực tiễn, đề xuất với Đảng và Chính phủ nhiều giải pháp sáng tạo trong lãnh đạo điều hành để thực hiện những bước quan trọng về phát huy dân chủ trong kinh tế, đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh, khai thác mặt tích cực của thị trường, tạo điều kiện giải phóng sức sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại… Nhờ đó, nền kinh tế từng bước được tháo gỡ khó khăn, sản xuất và đời sống dần được cải thiện, nước ta đã kiềm chế được lạm phát phi mã từ 774% năm 1986 xuống 34,7% năm 1989, 14% năm 1992 mà không có sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới mà tiền đề quan trọng nhất là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Thực hiện đường lối đó, nhiều chính sách mới đã được ban hành như chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh, chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản, chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách khoán 10 trong nông nghiệp… Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành có hiệu quả của Nhà nước chỉ sau hơn bốn năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta từ chỗ thiếu ăn triền miên, phải nhập khẩu gạo, đã vươn lên đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu, hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi; kinh tế đối ngoại phát triển nhanh… và đặc biệt là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề quan trọng để đổi mới sâu rộng và toàn diện hơn trong giai đoạn sau này.

Quán triệt đường lối của Đại hội Đảng VI, đồng chí Đỗ Mười đã cùng Bộ chính Trị và Trung ương Đảng tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu từ những ngày đầu đổi mới, đề ra và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mang tầm chiến lược trong phát triển đất nước. Với vai trò là ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí đã cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu, trình Đại hội Đảng VII thông qua hai văn kiện lịch sử là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. Các văn kiện này đã xác định hệ thống các quan điểm, chủ trương và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Năm 1991, đồng chí Đỗ Mười đảm nhận trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. Đây là thời kỳ đất nước ta đứng trước những thử thách hiểm nghèo. Một mặt là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài nhiều năm; mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta, lòng tin của một bộ phận nhân dân giảm sút, đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số dao động, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Chính tại thời khắc lịch sử này, bản lĩnh của người cộng sản được tôi luyện qua nhiều thử thách trong đấu tranh cách mạng ở đồng chí Đỗ Mười đã được phát huy cao độ.

Từ sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, với nhạy bén chính trị của mình, đồng chí cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng chỉ đạo nghiên cứu, phân tích, làm rõ những sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Đảng cộng Sản Liên Xô, đi sâu chấn chỉnh nội bộ Đảng ta, không để Đảng ta lệch lạc về quan điểm, đường lối; lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, triển khai sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ của VII của Đảng, tiếp tục tạo nên sức chiến đấu mới cho Đảng vượt qua những năm tháng cam go và giữ vững vai trò lãnh đạo. Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, ngày 18-6-1992, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đưa ra một luận điểm rất quan trọng: “Tất cả phải được tiến hành một cách đồng bộ, trong đó nhiệm vụ kinh tế là trung tâm và nhiệm vụ xây dựng Đảng giữ vai trò then chốt”. Tiếp đó, Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Đỗ Mười đứng đầu đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng. Hội nghị là sự chuẩn bị chính trị tư tưởng cho Đảng và nhân dân ta kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện phe xã hội chủ nghĩa cùng phong trào cộng sản và công nhân thế giới ở vào giai đoạn thoái trào. Chính tại hội nghị này, Đảng ta xác định bốn nguy cơ đang đặt ra đối với Đảng ta, đất nước ta, đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; âm mưu và hành động “diễn biến Hoà Bình” của các thế lực thù địch. Để đối phó với những nguy cơ đó, hội nghị đã một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đồng chí Đỗ Mười trong vai trò Tổng Bí thư, cả hệ thống chính trị đã chung sức đồng lòng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước đưa Cương lĩnh và Chiến lược vào cuộc sống, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo thế và lực mới, tiếp tục tiến lên đổi mới và hội nhập.

Đồng chí Đỗ Mười đã luôn suy nghĩ, trăn trở về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế và độc lập tự chủ, về tiến trình công nghiệp hóa và hướng đi lên của nông nghiệp nông thôn và nông dân nước ta. Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Đây là các nghị quyết quan trọng đặt nền móng để Trung ương các khóa sau tiếp tục hoàn thiện, nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhất trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhìn lại, chúng ta càng thấy tính sáng suốt, đúng đắn trong các nghị quyết này, càng nhận thấy sự đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm một công trình của ngành Dầu khí.

Cùng với đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai năng động, hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Ngay trong những ngày đầu của nhiệm kỳ Tổng Bí thư, đồng chí Đỗ Mười đã cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện chủ trương khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; xóa bỏ thế bị bao vây, cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ; gia nhập ASEAN; khai thông quan hệ với các định chế tài chính quốc tế… Các thành tựu ngoại giao thời kỳ này đã mở ra chương mới cho đối ngoại Việt Nam, góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế và hợp tác nhiều mặt giữa nước ta với các nước, tạo tiền đề để nước ta chủ động, tích cực hội nhập khu vực và thế giới, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dân chủ là bản chất tốt đẹp của chế độ ta, ở đồng chí Đỗ Mười dân chủ không chỉ là tác phong lãnh đạo sâu sát thực tiễn, gần gũi với nhân dân mà còn là quan điểm cốt lõi của Đảng, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc phát triển đất nước. Đồng chí Đỗ Mười đã đề xuất với Bộ Chính trị khoá VIII ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, góp phần tích cực xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và trên phạm vi cả nước. Đồng chí Đỗ Mười cũng luôn quan tâm lãnh đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,  xây dựng Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Chính trong nhiệm kỳ đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội đã sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp với tình hình mới, đề cao nguyên tắc mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Gắn bó với nhân dân, quan tâm đến đời sống của các tầng lớp nhân dân là bản chất, là tính cách tự nhiên của đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí luôn gần gũi và sẵn sàng đối thoại với dân, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; luôn trăn trở về các chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đảm trách cương vị Tổng Bí thư của Đảng, dù bận trăm công ngàn việc, đồng chí vẫn dành thời gian đọc đơn thư của dân, chỉ đạo việc tiếp dân trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của lãnh đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền. Đặc biệt quan tâm đến những người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đồng chí Đỗ Mười đã đề xuất phong tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xác lập thêm một hình thức tri ân, đền ơn đáp nghĩa thiết thực, có ý nghĩa giáo dục và giá trị nhân văn sâu sắc trong xã hội ta.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm các cháu tại Trung tâm Nhân đạo Quê hương (tỉnh Bình Dương), tháng 11/2006.

Tinh thần cách mạng triệt để, phong cách làm việc cụ thể, sâu sát, nhiều khi trời chưa sáng hoặc đã đến tận khuya, đồng chí Đỗ Mười vẫn đánh thức cấp dưới dậy dặn dò, nhắc nhở việc này việc khác. Đồng chí cũng hay “truy hỏi” cấp dưới, làm một số người đối thoại mất tự tin. Đấy có thể là nhược điểm của đồng chí, nhưng sâu thẳm bên trong một con người luôn hành động quyết liệt là một tấm lòng nhân ái, bao dung, yêu thương cấp dưới, yêu thương đồng chí, đồng bào, chăm lo phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho Đảng, cho đất nước. Nhiều người từng được làm việc, tiếp xúc với đồng chí Đỗ Mười, cũng có cảm nhận giống tôi. Không ít trong số họ đã được đồng chí Đỗ Mười phát hiện, bồi dưỡng đào tạo, trở thành những cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta.
Đối với tôi, dù thời gian đi qua đã khá lâu, đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ từng cử chỉ, lời nói rất sâu sắc, thuyết phục và rất thân tình của đồng chí Đỗ Mười khi tôi phải vào bệnh viện để phẫu thuật và trước khi điều động tôi từ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang ra nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Công an, hay khi giới thiệu tôi tham gia Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và khi phân công tôi làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tôi luôn chân thành biết ơn và thật sự khâm phục về tấm gương cách mạng trong sáng, về tình thương và trách nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm đồng chí Đỗ Mười

Vẫn nguyên tính cách của người cộng sản kiên trung, một con người của hành động, luôn đau đáu nghĩ suy, lo toan những vấn đề đặt ra của đất nước, của Đảng, tuy đã nghỉ công tác nhưng đồng chí vẫn giữ giờ giấc như ngày còn đương chức, vẫn thức khuya dậy sớm, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ các nhà khoa học, bạn bè, đồng chí để tìm hiểu những vấn đề mới, luận bàn về công việc của đất nước, về xây dựng Đảng; tâm huyết đề xuất với Đảng và Nhà nước về nhiều công việc quan trọng, từ những tư duy chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại đến các biện pháp rất cụ thể để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí chế tạo, bảo đảm đời sống của người nghèo, phòng tránh thiên tai, bão lũ… ở đồng chí Đỗ Mười – một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; một nhân cách lớn, một tấm lòng nhân hậu của nhà lãnh đạo luôn hòa quyện với những suy nghĩ và mong ước đời thường của người dân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm đồng chí Đỗ Mười

Những ai đã từng gặp gỡ, từng chiến đấu, công tác và làm việc gần gũi với đồng chí Đỗ Mười, hẳn không thể quên những hình ảnh vô cùng thân thiết, dung dị, những kỷ niệm đẹp đẽ đầy tình đồng chí, tình người, những thái độ ân cần chỉ bảo, động viên, khuyến khích của đồng chí. Và, chắc hẳn cũng đồng cảm chia sẻ cảm xúc mộc mạc mà chân thành như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

“… Tôi nhìn bác, người anh, người đồng chí,
Hiền từ như đồng đất quê tôi.
Ấy trái tim không già, ấy trái tim trung thực,
Suốt một đời chỉ đập vì dân”.

Trích nguồn : Chinhphu
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by