Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

0 nhận xét

“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài “Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc (NLĐ)
Xem thêm các bài viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa – Trường Sa tại http://truongsahoangsa.info
Trường Sa - Hoàng Sa: Việt Nam!
Trường Sa – Hoàng Sa: Việt Nam!

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/08/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop/
Xem thêm →
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

0 nhận xét

(Blog Tin Quân Sự) - Hai ngày sau khi Đài truyền hình Việt Nam nêu đích danh một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… thường xuyên đăng tải thông xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước. Điều này vô tình đã PR miễn phí cho các trang trên. Theo số liệu thống kê của ALEXA, số lượng truy cập vào trang Quan Làm Báo tăng vọt gần một triệu view và hiện đang lọt vào danh sách top 100 trang mạng đứng đầu Việt Nam.

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?
Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc đưa những thông tin có nội dung chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để xử lý triệt để những thông tin xuyên tạc ngay từ trong trứng nước.
Ví dụ như ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan xuất hiện trước báo giới và bác bỏ về những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ, đồng thời cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.
Tương tự, Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc”. Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có.
Việc bác bỏ thông tin xuyên tạc cần phải được thực hiện thấu đáo trên tất cả mọi mặt trận kinh tế - xã hội - chính trị, như: tại các cuộc họp Chính trị...
Nâng cao nhận thức chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Để người dân không bị bồng bềnh trong xã hội thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Việc công khai tên các trang website xuyen tạc là việc cần phải làm, dù có thể việc này sẽ gây một tác dụng phụ kiểu “vẽ đường cho hưu chạy” nhưng chúng ta tự vẽ đường để người dân hiểu mà biết cách tránh còn hơn để những thế lực “đen” vẽ đường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Ngoài ra việc công khai trả lời báo chí khi đó là thông tin có nguồn rõ ràng. Tin đồn không có nguồn rõ ràng và do đó bác bỏ tin đồn lại góp phần quảng cáo không công cho nguồn không rõ ràng đó. Sự xuất hiện của nhân vật bị đồn trước công chúng đã là một minh chứng bác bỏ tin đồn thuyết phục rồi và không cần phải nói hay giải thích rằng sự xuất hiện đó là để bác bỏ tin đồn.
Hãy coi những tin đồn đó không đáng giá để phải đếm xỉa tới, mặc dù thực chất việc xuất hiện trước công chúng là với mục đích bác bỏ tin đồn. Hiện nay tin đồn đang có chiều hướng về chuyện bắt một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh. Nhưng nếu cứ ở trong tình trạng bị động, xuất hiện trước công chúng khi có tin đồn để bác bỏ tin đồn thì đó chưa phải là một biện pháp hay.
Cần phải phối hợp đồng đều và phổ biến rộng rãi các biện pháp để ngăn chặn tin đồn từ ngay trong trứng nước. Đó có thể là những cách xử lý tốt nhất hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, tin đồn từ trang Quanlambao đã dần dần mất uy tín, mặc dù vậy vẫn cần dùng thông tin chính thống để chế áp nó. Giống như một bức tranh ghép, chúng ta đang có những mảnh ghép và cần phải tìm ra đúng cách sắp xếp làm sao để nhận ra bản mặt của bức tranh đó.
Phú Vinh

Xem thêm →
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu điều tra “Quan làm báo” và “Dân làm báo”

0 nhận xét

Hôm nay, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước trên các trang ‘Dân làm báo’, ‘Quan làm báo’…

Qua xem xét các báo cáo ngày 15/6, 9/7 của Bộ Công an; công văn ngày 29/6 của Bộ Thông tin – Truyền thông; công văn ngày 19/7 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo ngày 7/9 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

TT Nguyễn Tấn Dũng: Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước
TT Nguyễn Tấn Dũng: Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm việc thông tin, tuyên truyền không đúng sự thật. Khẩn trương trình Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước.


Các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.

Xem thêm: Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang là ai?
Xem thêm →
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Người Việt cần thức tỉnh

0 nhận xét


Khi biển Đông luôn vọng về những “âm thanh gây hấn” của Trung Quốc thì lòng yêu nước nồng nàn của người Việt ngày càng được thể hiện rõ ràng. Mỗi khi báo chí đưa tin về vấn đề biển Đông luôn thu hút số lượng người đọc khổng lồ trong và ngoài nước.

Điều đó đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc và cần thiết: báo chí và truyền thông cần làm gì cho người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Biển Đông?

Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.

Bài học nào từ truyền thông Mỹ?


Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu hết mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo cách dễ hình dung nhất. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey… Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhờ các kênh truyền hình như CNN, HBO… Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ.

Thực tế, Trung Quốc cũng đang áp dụng sức mạnh mềm này, khi liên tục tuyên truyền “bôi đen” rằng “Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ…” Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc được mệnh danh là bậc thầy trong chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu đã vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối chính nhân dân, quân đội họ và lừa dối cả thế giới”.

Một minh chứng rõ ràng nhất là cuộc chiến 1979 với người Việt Nam, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là “chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược”. Đến giờ phút này, số người hiểu được thực chất cuộc chiến chỉ có 1%.

Dường như Trung Quốc đang cố dùng bộ máy truyền thông do Nhà nước kiểm soát để đưa những thông tin sai lệch về Việt Nam nhằm kích động dân chúng. Liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay?

Thức tỉnh


Nếu như trước đây người dân ít chú ý đến những thông tin về Biển Đông, sách báo cũng ít khi tuyên truyền rầm rộ. Thì giờ đây khi nói về vấn đề này đa số người dân Việt Nam đều bày tỏ tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, họ chỉ mới có tình yêu nước nồng nàn mà thiếu sự am hiểu về vấn đề này. Họ cũng bày tỏ khát vọng được tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất về vấn đề Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề nhận thức của nhân dân về biển Đông hiện nay, Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ khẳng định: “Nhận thức về Biển Đông của người dân Việt mới chỉ được đánh thức còn tỉnh hay chưa, theo tôi là chưa tỉnh”.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho rằng: “Chúng ta chưa tuyên truyền bài bản về vấn đề biển Đông nên người dân chưa có điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề này. Lòng yêu nước rất đáng quý, đáng trân trọng nhưng cần phải được trang bị hiểu biết về vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ, cần hiểu bản chất vấn đề này thì mới có thể đấu tranh hiệu quả cho chủ quyền Tổ quốc”.

“Các tạp chí chuyên môn hiện nay thiếu vắng những bài viết của người Việt. Các du học sinh Việt Nam rất lúng túng khi trao đổi về chủ quyền biển đảo ở biển Đông”. (Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã)

Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới


Thời gian qua Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông như một cỗ máy nói dối để bóp méo sự thật. Trong khi Việt Nam laị chưa khai thác triệt để sức mạnh mềm của truyền thông. Theo đó, các cơ quan ngôn luận cần tập trung truyền tải những thông tin đầy đủ, chính xác về chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý, các Công ước và luật pháp quốc tế. Từ đó người dân Việt Nam nhận thức rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông là sự nghiệp của toàn dân tộc. Khi nắm được lịch sử Biển Đông và hiểu luật pháp quốc tế, người dân sẽ vững tin vào điều đó. Thuận được lòng dân, chúng ta sẽ làm được tất cả. Sự hiểu biết, đoàn kết của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh mà không một thế lực nào có thể phá vỡ được”.

Hơn lúc nào hết, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền về lòng yêu nước, lịch sử biển Đông trong trường học. Ngoài ra cần cổ vũ các học giả viết, xuất bản, công bố sách, báo về những chứng cứ lịch sử của biển Đông. Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng Việt mà bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. Cho người dân Việt Nam, thế giới và đặc biệt là nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn về bản chất sự thật.

Bạch Dương - Nguyễn Tấn Dũng
Xem thêm →
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tạo dựng sức mạnh từ tình đoàn kết ASEAN

0 nhận xét

Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN, ngày 7-8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về cột mốc có ý nghĩa đặc biệt này, đánh dấu một chặng đường xây dựng và trưởng thành của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Bốn thập kỷ rưỡi không ngừng mở rộng hợp tác và đẩy mạnh liên kết, ASEAN đã tạo dựng được vị thế quan trọng ở khu vực và trên thế giới với những đóng góp tích cực được ghi nhận cho hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ về chất thông qua các nỗ lực tăng cường hợp tác và liên kết nội khối trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, song song với thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời mở rộng và nâng tầm quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới. ASEAN đã trở thành hạt nhân dẫn dắt các tiến trình đối thoại và hợp tác quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)..., là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng yếu tố quyết định hàng đầu giúp tạo nên hình ảnh và vị thế mà ASEAN có được chính là khả năng duy trì “thống nhất trong đa dạng”, tạo dựng sức mạnh chung từ tính thống nhất, tinh thần đoàn kết và “Phương cách ASEAN”. Theo đó, ASEAN luôn đề cao đồng thuận, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan tâm và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng. Sức mạnh của tình đoàn kết ASEAN đã được chứng minh khi hiệp hội vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, phối hợp và chia sẻ trong khắc phục hậu quả những trận thiên tai, dịch bệnh lớn tác động đến khu vực...

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, trước hết là đưa cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015, ASEAN cần vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn sự thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm hoàn thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn kết, thống nhất song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trên chặng đường phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc đẩy; các cam kết đã được quy định trong các văn kiện như Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)... cần được thực hiện nghiêm túc; các khác biệt, tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.

Thủ tướng khẳng định ASEAN đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của VN.

Theo TTXVN
Xem thêm →
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Việt Nam tặng 5.000 tấn gạo cho nhân dân Triều Tiên

0 nhận xét

Ngày 7/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Kim Yong Nam cảm ơn Việt Nam đã quyết định tặng 5.000 tấn gạo nhằm chia sẻ và giúp đỡ nhân dân Triều Tiên; nhấn mạnh, sự viện trợ này giúp Triều Tiên sớm khắc phục khó khăn sau thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Triều Tiên; mong muốn cùng với Triều Tiên tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa.

nguyen tan dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam

Về vấn đề bán đảo Triều Tiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam nhất quán ủng hộ một Bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định và phát triển; ủng hộ đối thoại, hòa giải, hòa bình thống nhất giữa hai miền Triều Tiên.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời thăm hỏi và cảm thông sâu sắc trước những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và của cải do thiên tai gây ra gần đây tại Triều Tiên.

Chủ tịch Kim Yong Nam bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam, tận mắt chứng kiến những thành tựu mọi mặt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; coi những thành tựu này là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với Triều Tiên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của mình.

Ông khẳng định, Triều Tiên luôn coi trọng và mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Đồng thời mong muốn Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chủ tịch Kim Yong Nam cũng chân thành cảm ơn Việt Nam đã quyết định tặng 5.000 tấn gạo nhằm chia sẻ và giúp đỡ nhân dân Triều Tiên; nhấn mạnh, sự viện trợ này Việt Nam sẽ là nguồn cổ vũ, động viên to lớn giúp nhân dân Triều Tiên sớm khắc phục khó khăn sau thiên tai.

Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Kim Yong Nam khẳng định lập trường của Triều Tiên là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.

Tại hội kiến, hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp nhằm tăng cường trao đổi, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác song phương trên các lĩnh vực giữa hai nước, đồng thời nhất trí tăng cường phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Theo TTXVN
Xem thêm →
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?

0 nhận xét

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?

Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.

Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.

Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.

Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.

Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.

Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.

Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.

Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.

Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.

Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.

Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.

Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.

Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.

Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?

Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.

Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.

Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc

Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?

Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.

Trước hết là về thời cơ bên ngoài:

Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.

Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.

Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.

Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.

Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.

Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.

Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.

Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.

Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):

Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.

Vân vân và vân vân.

Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.

Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.

Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.

Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
Xem thêm →
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia

0 nhận xét

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Indonesia và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam

Hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Kim ngạch thương mại 2 chiều hai nước thời gian qua tăng nhanh và ổn định, đạt hơn 4,6 tỷ USD năm 2011 và hơn 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2012.
Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước cũng như đóng góp cho xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước tiếp tục thúc  đẩy mạnh mẽ các các thỏa thuận, các chương trình hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là hợp tác về kinh tế; sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chặt chẽ và phối hợp lập trường, phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh và phát triển, hợp tác chặt chẽ trong giải quyết những vấn đề thuộc về lợi ích chung của khu vực trong đó có vấn đề biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tuần tra chung trên biển…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Indonesia.
Bộ trưởng Marty Natalegawa cho biết, trong kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, hai bên đã trao đổi về các định hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới cũng như phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Indonesia luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực hết mình để thúc  đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong trên các lĩnh vực.
Đồng thời, Bộ trưởng Marty Natalegawa khẳng định, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN trong xây dựng một cộng đồng ASEAN ngày càng cường thịnh, cũng như phối hợp với các nước thành viên trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nguyễn Hoàng(VGP)
Xem thêm →
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không còn là “tàu lạ”

0 nhận xét


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Xem thêm →
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Báo TQ dọa VN 'sẽ đau đớn nếu thân Mỹ'

0 nhận xét

Một tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đăng xã luận cảnh báo Việt Nam đừng làm thân với Mỹ, ngay sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa có các cuộc gặp ở Hà Nội.

Không ít người ở Trung Quốc khó chịu khi Hoa Kỳ và Việt Nam tỏ vẻ làm thân với nhau
Không ít người ở Trung Quốc khó chịu khi Hoa Kỳ và Việt Nam tỏ vẻ làm thân với nhau

Global Times, bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo, nói quan hệ song phương Việt – Mỹ chỉ là “cuộc hôn nhân gượng ép”.

“Việt Nam phải từ bỏ con đường phát triển hiện nay nếu nước này muốn dựa vào ủng hộ của Mỹ,” bài xã luận đăng trên mạng nói.

Bài xã luận giải thích đường đi hiện nay của Việt Nam.

“Về chính trị, Việt Nam đang theo con đường của Trung Quốc, có được phát triển nhanh chóng nhờ cải cách từ từ.”

“Các giá trị phương Tây chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Ảnh hưởng của đối lập chính trị còn kém hơn nhiều so với ở Trung Quốc.”

“Một giai cấp tinh hoa đi theo phương Tây chưa hình thành ở Việt Nam. Nhưng xu hướng này đang bắt đầu trước khi nó kịp tác động sâu đến không gian chính trị trong nước tại Hà Nội.”

Xã luận với tựa "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại" nói tiếp: “Hiện nay biểu tình chống chính phủ thật hiếm ở Việt Nam.”

“Vài vụ rải rác dường như đều nhắm vào chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, họ có thể thay đổi mục tiêu trong tương lai,” tờ này dường như cảnh báo giới lãnh đạo Hà Nội.

Theo tờ báo, tình cảm dân tộc chủ nghĩa “đang giúp đoàn kết xã hội Việt Nam, nhưng cũng đang đầu độc liên hệ chính trị của Hà Nội với Trung Quốc”.

“Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị.”

Bài xã luận nói Việt Nam vừa đi theo Trung Quốc về chính trị, nhưng cũng muốn nhờ Mỹ chống Trung Quốc.

“Tuy vậy, chiến lược này cần duy trì cân bằng giữa Trung Quốc, Mỹ và các thế lực chính trị trong nước.”

“Sẽ thật khó để cứ mãi duy trì điều này,” tờ báo nhắc nhở.

‘Cột trụ chống Mỹ’


Sau phần phân tích cho độc giả Việt Nam, bài xã luận đưa ra “giải pháp”.

"Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị."
Global Times

“Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.”

“Tranh chấp lãnh thổ không nên biến thành thù nghịch. Thay vì là mắt xích trong dây chuyền của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á,” bài báo đề nghị.

Như để rõ ràng hơn, tờ báo viết thêm Việt Nam “rất có thể sẽ nằm trong số nạn nhân đầu tiên nếu Đông Á bị bất ổn chính trị chôn vùi”.

Vừa răn đe cũng vừa vuốt ve, bài xã luận kết thúc: “Cả Trung Quốc và Việt Nam đang tiến bộ trong việc tạo ra của cải và tự do cho nhân dân.”

“Clinton và các đồng sự nên giữ lại khẩu hiệu và hãy lo chứng minh cho thế giới rằng họ có thể đưa Mỹ và phương Tây ra khỏi cơn hỗn loạn tài chính.”

Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'...

Giới ngoại giao và học giả Trung Quốc thường nhấn mạnh tờ báo chỉ phản ánh lập trường của một bộ phận dân chúng, chứ không phải tiếng nói của chính phủ.

Tuần rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói nước ông “chưa bao giờ thèm muốn việc khống chế tình hình trong vùng”.

Chưa rõ truyền thông nhà nước tại Việt Nam sẽ đăng các bài phản ứng trước giọng điệu cứng rắn của Global Times hay không.

Mấy tuần gần đây, căng thẳng dấy lên ở Biển Đông đã khiến nhiều tờ báo ở Việt Nam công khai đăng bài chỉ trích Trung Quốc.

Hai ngày Chủ nhật 1/7 và 8/7 cũng chứng kiến cuộc tuần hành ngắn phản đối chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam.

Theo BBC
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by