Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Kinh tế Việt Nam thay đổi xếp hạng như thế nào?

0 nhận xét

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ngày 3/10 thì chính phủ Việt Nam trong tháng hai năm 2011 đã có chiến lược kiềm giá, tăng trưởng tín dụng và ổn định tiền tệ. Tiền đồng đã tăng 0,9% trong năm nay, sau khi mất giá 26% trong bốn năm trước. Lạm phát hạ xuống mức thường niên 6,48% trong tháng 9 sau khi tăng lên 23% trong tháng 8 năm ngoái. Dự trữ ngoại tệ cũng đã tăng lên, đủ cho 2,4 tháng nhập khẩu.
Còn theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức thặng dư 0,2% so với Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2011, từ thâm hụt 12% trong năm 2008. Theo thống kê của Bloomberg, công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin thành phố New York  Lợi tức của trái phiếu đôla 6,75% của Việt Nam cho đến tháng một năm 2020 là 4,566% thời điểm hiện tại, trong lúc đó những khoản nợ dài hạn tương tự ở Philippines và Indonesia lần lượt là 2,18% và 2,71%

Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững
Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững

Cùng với nhận định trên: “Việt Nam đang dần phát triển”, Thủ tướng Việt Nam- Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: “Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Nguồn lực ngoại hối cũng đảm bảo xử lý những vấn đề cấp bách, trong đó cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 khoảng 5,5%. Việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng cũng đạt những kết quả bước đầu khả quan”.

Các tổ chức hạ bậc, nâng bậc tín nhiệm Việt Nam?!

Trước nhận định của Moody’s và xếp tín nhiệm trái phiếu Việt Nam từ B3 xuống B1; ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng thu nhập cố định của châu Á tại Pictet, cho rằng: “So với một năm trước, diễn biến ở Việt Nam đã có vẻ khá tốt, nhất là ở mảng quản lý vĩ mô”. Còn ông Edwin Gutierrez, quản lý danh sách vốn đầu tư của quỹ Aberdeen tại London, cho biết động thái hạ bậc tín nhiệm Việt Nam của Moody’s “chỉ phù hợp vào năm 2010, không phải năm 2012″, sau khi Việt Nam đã có dự trữ ngoại hối tăng gấp đối từ mức đáy và giảm nợ trong một năm rưỡi qua.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's

Khi Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam thì Standard & Poor’s (S&P) trong tháng sáu đã nâng bậc Việt Nam lên mức “ổn định” đồng thời bình luận rằng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã giảm. Trong lúc đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings giữ nguyên bậc tín nhiệm của Việt Nam ở mức B+.
Phải chăng những con số, kết quả đạt được nêu trên đã nói lên sự thật rằng nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển! Nợ đã dần đẩy lùi và dự trữ quốc gia ngày một tăng?! Tháng 12 năm ngoái, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam, từ B3 xuống B1, đồng thời hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam có thể chỉ là góc nhìn phiến diện và chưa đánh giá hết khả năng của nền kinh tế Việt Nam ?
Khi Moody’s nói: “Nguy cơ chính phủ Việt Nam phải gánh gói cứu trợ nhằm tái huy động vốn cho ngân hàng đang tăng” nhưng vài quỹ đầu tư nước ngoài lại đang muốn giữ nguyên trái phiếu nắm giữ tại Việt Nam? Ví dụ như Quỹ Pictet Asset Management và Aberdeen Asset Management chẳng hạn. Phải chăng Moody’s đã nhận định sai rồi không?

Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's

Hiện có 3 công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty Standard & Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch Group. S&P và Moody’s có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát.

Việt Nam cần đoàn kết để phát triển đất nước!

Vì sao trong bản báo cáo thường niên, cập nhật những đánh giá mới nhất về xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam công bố vừa qua, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s một mặt công  nhận: “Tình hình tài chính cũng như nợ của Việt Nam vẫn tốt so với những nước có cùng xếp hạng tín nhiệm và ghi nhận nỗ lực của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô”; mặt khác lại đánh giá: “Nền kinh tế, năng lực tài chính của Việt Nam kém bền vững”? Phải chăng là Moody’s đang cố ý đánh giá sai tình hình kinh tế tại Việt Nam để ngăn cản sự thu hút của Việt Nam với các tập đoàn quốc tế? Phải chăng là Moody’s đang cố tình tạo áp lực, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ máy Chính phủ của ông có thêm nhiều bước đột phá để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa? Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các tập đoàn đầu tư Phương Tây?
Chưa thể nhận định chắc chắn vì sao Moody’s tạo áp lực cho Việt Nam nhưng có lẽ, những cảnh báo của Moody’s chỉ là tham khảo, có khi đó là bài học quý giá khi đất nước ta đang trên đà hòa nhập, phát triển.

Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận
Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận

Trong tình hình chung, nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy thoái, nhiều chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng, trì trệ, thậm chí là phá sản…nhưng Việt Nam vẫn giữ được tín nhiệm trong nấc thang chung của toàn cầu thì đó không chỉ là tin mừng mà còn là tín hiệu chứng tỏ nền kinh tế của Việt Nam đã ngày một phát triển! Và khả năng xử lý, điều hành của Chính phủ có hiệu quả.
Thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, tất cả người dân, doanh nhân và lãnh đạo Việt Nam cần chung tay hơn nữa, sát cánh, đoàn kết hơn nữa để chung sức cùng nhau đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển hơn để hình ảnh Việt Nam ngày một vươn xa trên toàn thế giới.

Thái An (Website Nguyễn Tấn Dũng)
Xem thêm →
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân

0 nhận xét

Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”.
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện công tác cán bộ nhân Hội nghị TƯ 6 đang bàn đến vấn đề quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông nói:
Quy hoạch “có vấn đề”, nhưng điều biến nguyên nhân thành hậu quả, theo tôi, là vì việc đánh giá cán bộ chưa căn cứ vào hiệu quả của việc làm thực tiễn. Đánh giá DN thì cái tài đức qua hiệu quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đánh giá cán bộ lãnh đạo thì phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sản phẩm thực tiễn, vào hiệu quả công việc được xã hội công nhận. Chứ không thể đâu cũng thấy kể lể thành tích chung chung, không thấy rõ dấu ấn. Chủ nghĩa hình thức, căn bệnh thành tích và sự thỏa hiệp trong đánh giá đang bóp méo việc đánh giá cán bộ và sinh ra tình trạng phố biến là người làm nhiều như người làm ít, người làm ít như người không làm. Tốt xấu lẫn lộn. Thật giả không thể phân biệt.
Đánh giá cán bộ, trước hết phải từ việc bản thân cán bộ đánh giá mình, tập thể đánh giá, cơ quan quản lý đánh giá và quần chúng nhân dân đánh giá. Ngay cả khi người dân không thể đánh giá thì đó cũng chính là khuyết điểm của cán bộ, vì đó chính là một biểu hiện xa dân. Nếu đánh giá cán bộ lãnh đạo không căn cứ vào sự thừa nhận rộng rãi của dư luận, của nhân dân về sự bền vững, hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân qua các công việc mà họ đã làm thì tài đức chỉ là những sáo ngữ và việc đánh giá cũng chỉ là chuyện khơi khơi bên lề, không bao giờ thực chất được.

Dân cần biết “chương trình hành động” của người lãnh đạo

- PV: Lâu nay khái niệm công tác tổ chức cán bộ ở ta là công tác bí mật, thậm chí là “vùng cấm”. Sự bí mật có mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch?
- Ông Lê Quang Thưởng: Cán bộ , từ nguyên thủ quốc gia cho đến ông chủ tịch xã lãnh đạo ai nếu không phải là nhân dân. Chính vì thế, chỉ đến khi người dân được trực tiếp cầm lá phiếu bầu lãnh đạo thì người lãnh đạo mới thực sự mang tính đại diện, mới thực sự phải chăm chút đến những người cầm phiếu bầu mình. Trong khi Hội nghị TƯ đang họp thì ở Hoa Kỳ, tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã có cuộc tranh luận công khai với ứng viên tổng thống Mitt Romney về kinh tế suy thoái, thâm hụt ngân sách, về chính sách thuế khóa, cải cách y tế, thậm chí cả việc bơm tiền vào những công ty làm ăn thua lỗ. Ngoài câu chuyện đây là những vấn đề ta vẫn gọi là “quốc kế dân sinh”, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, thì sự công khai về nhân sự cao cấp nhất của một đất nước, không chỉ đối với người Mỹ mà trực tiếp tới cả thế giới. Ở ta, không có việc tranh cử. Cũng đang có một thiếu sót cơ bản là “Chương trình hành động”. Dù đây thực chất là 1 lời hứa với dân. Theo tôi, “công tác cán bộ” dù ở cấp nào cũng phải hướng tới việc một vị trí cần có nhiều lựa chọn, nhiều ứng viên và nhất thiết các ứng viên phải có chương trình hành động công khai cho dân biết. Bởi có công khai thì người dân mới biết, mới phân định, mới lựa chọn được người lãnh đạo đất nước. Hiện nay, người ta đang yêu cầu công khai tất cả. Nhưng như thế cũng là cực đoan. Nếu quan niệm quy hoạch là tạo nguồn thì việc đưa vào quy hoạch cần công khai để dân biết, dân giám sát. Theo tôi, cái cần công khai là ở vấn đề kiểm điểm hàng năm, hàng nhiệm kỳ về công tác đánh giá nhân sự. Công khai những ưu khuyết của các nhân sự. Cái đó mới là quan trọng.
- PV: Chủ tịch Trương Tấn Sang vào Bộ chính trị khi mới 47 tuổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngcũng vào Bộ chính trị năm 47 tuổi. Độ tuổi theo ông có ý nghĩa thế nào đối với những nhân sự lãnh đạo đất nước?
- Ông Lê Quang Thưởng: Nước nào cũng có những quy định về độ tuổi tham gia lãnh đạo. Nhưng độ tuổi hay bằng cấp chỉ là điều kiện, chứ không phải là tiêu chuẩn và cũng chỉ mang tính tương đối không nên máy móc hóa vấn đề. George H. W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ khi ông đã 77 tuổi. Trong khi đó, Benazir Bhutto trở thành Tổng thống Pakistan khi bà mới 35 tuổi. Không nói đâu xa, ngay bên hàng xóm của chúng ta, bàYingluck Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan khi bà 44 tuổi. Điều quan trọng nằm ở chất lượng con người, ở khả năng lãnh đạo đất nước của từng cá nhân và sự tín nhiệm của người dân đối với họ chứ không phải họ bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, ở vùng miền nào, lý lịch ra sao. Tuy nhiên, trong công tác cán bộ, đưa vào quy hoạch thì dứt khoát phải đủ tuổi làm việc 2 nhiệm kỳ. Đưa vào cấp ủy lần đầu cũng thế. Vì có như vậy người cán bộ mới có đủ điều kiện thời gian cống hiến. Tuy nhiên, không nên máy móc hóa quy định về tuổi.

Nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân

- PV: Câu hỏi cuối cùng, với tư cách là một công dân, một người lâu năm làm công tác tổ chức, theo ông, các chức danh lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, cần phải có tiêu chuẩn gì?
- Ông Lê Quang Thưởng: Công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng. Đảng tổng kết nguyên nhân của công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Công tác cán bộ của chúng ta đang nói tới tiêu chuẩn “đức tài”, từ chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đến cán bộ cấp xã đều cùng những tiêu chuẩn đức tài như nhau nhưng có yêu cầu khác nhau. Có bản lĩnh chính trị, và thể hiện là ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, không khoan nhượng với tiêu cực, đặc biệt, đối với nhân sự chiến lược, cái tài phải thể hiện ở tầm nhìn, trí tuệ để có thể định hướng đúng những vấn đề của đất nước. Chúng ta có cả một thời bao cấp dài để chứng minh cho điều này. Và một nhà lãnh đạo đất nước cần phải kinh qua hoạt động thực tiễn. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì kinh nghiệm lãnh đạo là thứ không thể học ở đâu được, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nếu chỉ lấy cán bộ theo “tư duy bằng cấp” đơn thuần thì sẽ rất xa lạ với thực tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người được người dân yêu mến và ngợi khen đã từng trải qua những cương vị thực tiễn rất phong phú và vì thế các chủ trương, chính sách luôn sát với thực tiễn. Nhưng điều mà người dân và cử tri trông chờ ở các vị lãnh đạo đất nước còn là câu chuyện phẩm cách và sự gần dân. Bác Hồ của chúng ta cho rằng: Cán bộ tốt phải có 5 đức tính: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, mà trong đó: “Không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
Gần đây, người dân bức xúc nhất về câu chuyện lợi ích nhóm, ở cả khía cạnh nhóm lợi ích chi phối các chính sách và cả khía cạnh những người lãnh đạo để vợ con người thân lợi dụng vị trí công tác của mình làm giàu không chính đáng. Điều này làm mất mát lòng tin ghê gớm. Tất cả những điều đó, với tư cách là người bị tác động bởi chính sách, người dân biết cả. Chỉ có điều họ có nói ra hay không, hoặc có dám nói ra hay không mà thôi. Những lời than vãn và hiện thực cuộc sống của người dân đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân. Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước. Sự vì dân, tôn trọng nhân dân vì thế, phải được đặt lên hàng đầu. Và sự vì dân phải được thể hiện bằng những việc cụ thể, công khai quan điểm một cách rạch ròi. Và không có sự vì dân, tôn trọng nhân dân nào hơn là việc đối thoại với dân, lắng nghe dân để thấu hiểu lòng dân. Nếu cán bộ không đối thoại với dân thì sự “lầu son gác tía” thời phong kiến, hay “phòng máy lạnh” bây giờ sẽ chỉ sinh ra sự xa dân mà biểu hiện chính là những chính sách không vì dân, những chính sách chưa ban hành đã lạc hậu với thực tế.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Reds.vn / Tinquansu
Xem thêm →
Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Vị Thủ tướng trong lòng dân tộc

0 nhận xét

Vào Google, gõ từ “Nguyễn Tấn Dũng” mà toàn thấy mấy cái tin bịa đặt, bêu xấu Thủ tướng, thậm chí còn có những bài viết ngôn ngữ tục tỉu được đặt lên trên hàng đầu, trong khi các tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì được xếp sau sau cùng. Rồi từ đó, người ta lại tò mò “search” (tìm kiếm) này nọ, lao vào đọc mấy cái blog phản động để biết thông tin.

Từ cái chuyện nhà Ông Nguyễn Tấn Dũng có biệt thư to lắm, xa xỉ lắm, để rồi bịa chuyện là Ông tham nhũng,… soi mói cả gia đình, rồi đến chuyện con cái này nọ, thật không thể tưởng tượng nổi, đúng là một đám người “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Còn tụi blog phản động ấy thừa nước đục thả câu, lợi dụng đất nước đang có một số sự kiện và biến động về tài chính, kinh tế… mà từ đó dựng lên biết bao nhiêu chuyện thị phi, hạ thấp uy tín của Thủ tướng, hạ thấp uy tín của Đảng cũng như đánh cắp lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Ấy thế mà ngẫm lại! quái sao mấy cái tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thấy nổi lên! Những đóng góp mà Ông đã cống hiến cho đất nước trong những năm khi Ông làm Thủ tướng thì không thấy đâu. Mấy cái blog của văn phòng Chính phủ thường ít có dám khen Thủ tướng, vì như thế chẳng khác gì là con nấu mẹ khen ngon cả…

Thế nhưng hỏi mấy ngòi bút chính nghĩa đâu? Họ phải lên tiếng bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng và bảo vệ Thủ tướng đi chứ. Cơ quan ngôn luận thoáng nhìn nhận thì nó không đóng vai trò quan trọng nhưng mà ngẫm lại giờ nó đang đánh một đòn chí mạng vào Chính phủ Việt Nam. Còn gì nghiêm trọng hơn khi quần chúng nhân dân không còn tin vào Đảng, khi uy tín của Thủ tướng đi xuống. Từ đó nhân dân tự diễn biến, bạo loạn như thế thì Việt Nam còn hòa bình nữa đâu, đất nước này liệu có yên ấm.

Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.

Tôi xin viết đôi dòng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới một con mắt khách quan nhất. Vì sự cống hiến của Ông không phải chỉ riêng Việt Nam thừa nhận mà cả nước ngoài cũng thừa nhận

Trong vai trò của một người Thủ tướng, một người đồng đội, một người bình thường. Ông là người luôn sống tình cảm với chan chứa tình yêu thương. Cuộc sống của Ông giản dị, đời thường như bao người khác không xa hoa. Cuộc sống đó vừa đủ để Ông đảm nhiệm hết trách nhiệm cao cả trên vai đối với đất nước. Coi dân như con đẻ của mình, đã có phút giây nào Ông ngừng nghĩ về nhân dân đâu. Với Ông tất cả những người dân trên mảnh đất chữ S đó là những người thân yêu nhất trong cuộc sống của Ông.

Nếu dân không ấm no, nếu dân không hạnh phúc thì cuộc sống của Ông cũng không bình yên. Đã bao giờ trong trong một phút nào đó trong đời Ông là không lo nghĩ đâu. Trách nhiệm đối với đất nước trong Ông nặng hơn núi, hết ngày này tháng nọ phải tìm sách lược, chiến lược chính sách… suy nghĩ làm thế nào tốt nhất cho dân, làm thế nào Việt Nam đứng vững trên cường quốc, làm thế nào để cuộc sống nhân dân được cải thiện…

Nếu ai đó, đặt mình vị thế của một Thủ tướng như Ông thì liệu họ có kham nổi không? hay là chỉ một ngày thôi họ sẽ lại chóng mặt và bó tay từ ghế Thủ tướng. Đã có ai từng nghĩ đâu? loay hoay một vòng? thì nghĩ lại họ vẫn có ngày chủ nhật cùng gia đình, có những phút giây ấm áp bên người thân. Liệu một Thủ tướng như Ông có nhiều thời gian rảnh như thế không? Câu trả lời là không? vì Ông phải suy nghĩ cho hàng triệu con người, phải lo cho cuộc sống cho từng người dân việt. Đã bao giờ, những kẻ bêu xấu Thủ tướng biết Ông đã phải làm việc như thế nào không? hay giỏi chỉ soi mói chuyện đời tư, từ đó tung hô, bịa đặt mà thôi… Những kẻ như thế chắc là cũng vì mấy đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ đất nước.

Liệu Thủ tướng có cho ai trong đoàn lính của Ông, cho những người viết báo, truyền hình ca ngợi Ông không? tất nhiên là không rồi, vì Ông là một người khiêm tốn và là người lãnh đạo của đất nước là của dân. Bọn blog phản động có có bôi xấu hay soi mói cuộc đời Ông thì vẫn phải im lặng thôi. Thế nên, người lên tiếng phải là nhân dân đứng về phía Chính phủ và Đảng. Điều quan trọng Ông là một người do quần chúng nhân dân bầu chọn và người xuất sắc như Ông không làm điều sai trái với nhân dân.

Một tờ báo nước ngoài mà tôi đọc được có viết về Ông như sau: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định. Ông cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam; luôn đưa ra các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .

Người nước ngoài còn viết được như thế về Ông, ấy thế mà mấy cái blog phản động: vua làm báo, quan làm báo… nói xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước . Vì thế mà các độc giả thân mến khi đọc các tin về Nguyễn Tấn Dũng các độc giả nên chú ý và chọn lọc và trước tiên, quần chúng cần có một niềm tin vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên suy nghĩ những việc mà ông đã làm cho đất nước này trước khi soi mói mọi thông tin không chính xác về ông.

Theo http://vietnamngayve.blogspot.com
Xem thêm →
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng’

0 nhận xét

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ đề cập thế nào tới tội phạm tài chính, ngân hàng và kết quả điều tra liên quan tới việc khởi tố các cựu quan chức của Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tại phiên họp lần này, tuy không tập trung nhiều vào nội dung liên quan tới tội phạm thâu tóm ngân hàng, nhưng Thủ tướng cũng quán triệt những vấn đề cơ bản trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là việc sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới hành vi thâu tóm ngân hàng. “Cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức về việc khởi tố một số bị can từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nằm trong chỉ đạo của Thủ tướng nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã tính tới các giải pháp để đảm bảo cho sự ổn định của ngân hàng, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền”, Bộ trưởng Đam khẳng định và nói thêm: “Ông Giá khi bị khởi tố đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nên việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB”.

Nói thêm về vụ việc, cụ thể là hành vi của HĐQT ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền và USD với tổng trị giá 719 tỉ đồng vào 29 ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đam cho biết: tinh thần của Chính phủ là chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ gửi tiền vào 29 ngân hàng không có nghĩa là phải xử lý cả 29 lãnh đạo của các ngân hàng đó. Có khi hành vi gửi tiền chỉ liên quan tới một nhân viên của ngân hàng đó mà thôi. Sai đến đâu sẽ chấn chính, xử lý đến đấy.

Về việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, hệ thống và rõ ràng đối với hàng loạt vụ khởi tố các cá nhân liên quan tới hoạt động ngân hàng, tài chính vừa qua để nhân dân nắm rõ và yên tâm với hoạt động ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam đồng tình nhưng cũng cho rằng: Các vụ án đều phải làm từng bước một. Làm tới bước nào cơ quan điều tra công khai ngay bước đó để báo chí, nhân dân biết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng khá phức tạp và không dễ để tìm hiểu toàn bộ hoạt động của nó. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ thực hiện việc điều tra nghiêm minh.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên kiềm chế lạm phát

0 nhận xét

Ngày 27/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm và giải pháp những tháng cuối năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo đó, chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm.
Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng GDP quý 3 ước khoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cố gắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sau từng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý 1 tăng 4%, quý 2 tăng 4,66%, quý 3 ước tăng 5,35%. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%).
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% kế hoạch năm.
Tuy nhiên các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấu ngân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm…
Phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Ở trong nước, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với những đầu năm do những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và một số thành viên Chính phủ khác nêu quan điểm cần tiếp tục chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ưu tiên trong thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó là tập trung mạnh vào xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hết sức lưu ý theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để có các biện pháp kịp thời, phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, tín dụng; tăng cường công tác nghiệp vụ quản lý thu chi ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán thu; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đã đề ra.
Đề cập tới vấn đề về giá, phí dịch vụ y tế, nhiều ý kiến thành viên Chính phủ đề xuất đối với các địa phương chưa công bố giá, phí dịch vụ y tế mới, đề nghị cân nhắc việc lùi thời hạn áp dụng, tính toán kỹ lộ trình, thời điểm tăng giá, nhằm vừa giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nêu rõ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn, xem xét các phương thức hỗ trợ thu mua nông, thủy sản nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, bên cạnh ưu tiên kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012 .
Liên quan đến vấn đề về giá cả, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường là cần thiết, song trước khi điều chỉnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, lường trước những tác động về kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, một số thành viên Chính phủ đề xuất cần hết sức lưu ý tới tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng… trong những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhìn lại 9 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến là, tuy có tăng trưởng song còn chậm, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hàng tồn kho còn lớn… Nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do tăng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, thêm vào đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường công tác dự báo để đề xuất những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những những nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề cho năm 2012. Trong đó trước hết là tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo.
Trong kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
Về tài khóa, trong hoàn cảnh khó khăn song phải cố gắng cân đối thu chi, giữ bội chi 4,8%. Trong thu chi, chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 nghìn tỷ như đã thông qua. Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hóa, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hóa cho những tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngay từ bây giờ. Cân đối hàng hóa phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lý giá cả.
Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hóa theo giá cả thị trường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập; tính toán kỹ tới những tác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.
“Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn cho những năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Song song với đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như gạo, thủy sản, hàng dệt may, da giày…
Quan tâm phát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không. Đồng thời tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu xây dựng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh và tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước hết tập trung tái cơ cấu các tập đoàn, các tổng công ty, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; tập trung vào ngành nghề chính. Trong tái cơ cấu ngân hàng, trước hết phải tập trung quyết liệt vào việc giải quyết nợ xấu gắn với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đề cập tới vấn đề về an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, đảm bảo nguồn tài chính cho sinh viên nghèo vay đi học…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phòng chống tội phạm xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, giải quyết khiếu nại tố cáo…
Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về báo cáo giải pháp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; dự án Luật Đầu tư công; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Xem thêm →
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói gì việc khởi tố ông Trần Xuân Giá?

0 nhận xét

Chiều 27/9, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012, Bộ trưởng Vũ Đức Đam – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thông báo một số kết quả phát triển tình hình kinh tế trong tháng 9/2012.

Liên quan thông tin khởi tố một số bị can nguyên là lãnh đạo ACB, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tái khẳng định không có vùng cấm trong việc xử lý các vi phạm ngân hàng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải làm quyết liệt, đồng bộ các biện pháp trước mắt và lâu dài với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho…

Đồng thời với việc tiến hành các biện pháp trước mắt như trên thì tái cơ cấu tài chính ngân hàng như sắp xếp các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng… cũng rất quan trọng”.

Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 27/9 đề cập việc khởi tố 4 bị can về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Những bị can này (gồm Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu – ACB Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang) đã phê duyệt cho ông Lý Xuân Hải ủy thác cho nhân viên gửi 718 tỷ đồng ở ngân hàng khác.

khoi to ong tran xuan gia
Khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định đây là một trong các hoạt động nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và trên tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bộ trưởng nhấn mạnh việc khởi tố được tiến hành với những người đã từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo ACB, nên không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng này.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc chiều 27/9, cơ quan điều tra đã chính thức ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: “Chiều 27/9, cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức việc khởi tố một số người trong lĩnh vực ngân hàng. Việc này nằm trong các sự chỉ đạo từ trước nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng”.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm minh trước pháp luật và không có vùng cấm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực này (lĩnh vực tài chính – ngân hàng) làm cho hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam vững mạnh, hoạt động ổn định. Việc khởi tố không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Ngân hàng ACB vì ông Trần Xuân Giá đã từ nhiệm. Hiện nay Ngân hàng ACB đã có chủ tịch mới và đang hoạt động bình thường”…

“Khi các cơ quan có biện pháp xử lý đều đã lường trước các khả năng để đảm bảo ổn định hệ thống và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”, Bộ trưởng nói. Ông khẳng định những sai phạm vừa qua của các cá nhân chỉ khiến các ngân hàng giảm lãi, không ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền.

Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam
Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam

Theo Bộ trưởng, thâu tóm ngân hàng có nhiều thủ đoạn, các cơ quan chức năng và Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện được, báo cáo Chính phủ và Chính phủ cũng đồng ý để cho các cơ quan này có biện pháp xử lý.

Bộ trưởng cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nhấn mạnh quan điểm kiên trì các giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài. Trước mắt là xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nợ xấu, hàng tồn kho, vốn và thị trường cho doanh nghiệp. Trong dài hạn, sẽ thực hiện tốt tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế với 3 mũi nhọn.

Ông Trần Xuân Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra. Cả 4 bị can đều bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Phan Vinh tổng hợp
Xem thêm →
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Tại sao Thủ tướng Dũng không nhận việc trợ?

0 nhận xét

Trong khi Indonesia và các thành viên ASEAN cam kết sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của IMF và ASEAN+3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng “không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF và ASEAN+3”. Tại sao vậy?
Không chỉ khẳng định suông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được từ đầu năm 2012 đến nay, để thể hiện rõ sự tự tin và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới
Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới
Cụ thể, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát tám tháng đầu năm đã được kiềm chế ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu; Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 tăng trưởng khoảng 5,5%; bình ổn giá vàng, dự trữ được khoảng 23 tỷ USD…
Tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng đã đạt những kết quả tích cực bước đầu. Những kết quả nêu trên và định hướng chính sách vĩ mô của Chính phủ đã được thị trường và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Chính phủ ra tay kìm giá vàng và USD
Chính phủ ra tay kìm giá vàng và USD
Với điều kiện kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, niềm tin thị trường tích cực như hiện nay, Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước. Mà chỉ cần duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN+3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ.

Ba thông điệp

Trong bối cảnh hiện nay, hành động từ chối viện trợ mang nhiều thông điệp thiết thực và ý nghĩa:
Thứ nhất: Lời khẳng định dứt khoát của Thủ tướng mang một ý nghĩa chính trị, một tín hiệu mới cho thấy đã qua rồi những ngày Việt Nam phải trông chờ một cách thụ động vào viện trợ từ các nước”.
Lời khẳng định dứt khoát của Thủ tướng mang một ý nghĩa chính trị, một tín hiệu mới cho thấy đã qua rồi những ngày Việt Nam phải trông chờ một cách thụ động vào viện trợ từ các nước”.
Thứ hai: Hành động từ chối viện trợ còn là lời khẳng định vị thế của Việt Nam. Việt Nam không chỉ có đủ năng lực kinh tế để đứng vững trên đôi chân của mình, mà còn có thể giúp những nước láng giềng. Điển hình là Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực cho các nước trong khu vực như: viện trợ hơn 130 tỷ đồng cho Lào làm công trình thủy lợi, giúp Campuchia xây Sở chỉ huy Hải quân Hoàng Gia, viện trợ 5.000 tấn gạo cho Triều Tiên, trợ giúp 200.00 USD cho Nhật Bản khắc phục hậu quả do động đất và sóng thần… Từ đó thể hiện rõ một Việt Nam với hình ảnh năng động và tự chủ hơn.
Thứ ba: Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực duy trì uy tín của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, việc thường xuyên nhận viện trợ từ các quốc gia có thể ảnh hưởng đến uy tín tài chính của đất nước, sẽ khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành con nợ trong tương lai. Do đó, việc từ chối nhận viện trợ đã chứng tỏ bản lĩnh tài trí và suy nghĩ sâu xa của Chính phủ không muốn thế hệ sau này phải gánh những khoản nợ khổng lồ từ viện trợ.
Có câu: “Đời người quy luật trả vay, Mẹ Cha ăn mặn… đọa đầy thân con”, ở đời có vay có trả đó là thực tế không thể chối cãi. Từ đó, ngẫm lại chúng ta sẽ thấy việc phụ thuộc vào các khoản viện trợ từ các nước thật không dễ dàng chút nào. Do đó, Việt Nam đang ngày càng khẳng định uy tín, vị thế của mình để chứng minh cho cả thế giới biết Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới.
Xem thêm →

Bắt Dương Chí Dũng: Ai mừng, ai lo?

0 nhận xét

Dương Chí Dũng sau 3 tháng lẩn trốn cuối cùng đã bị bắt chỉ ít ngày sau yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự kiện làm nức lòng nhân dân cả nước những ngày qua. Nhưng trong cái mừng chung chắc hẳn có người lo. Vậy ai mừng và ai lo?

Bắt được Dương Chí Dũng – Ai mừng, ai lo?
Bắt được Dương Chí Dũng – Ai mừng, ai lo?

Có lẽ người mừng đầu tiên và mừng nhất là lực lượng an ninh mà người đứng đầu là Bộ trưởng Trần Đại Quang. Không mừng sao được khi sau rất nhiều gian nan và vất vả, “cá” đã sa lưới? Không mừng sao được khi việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đã gây sự nghi ngờ lộ thông tin trong quần chúng nhân dân và ngay tại nghị trường, đã có đại biểu thẳng thắn đặt câu hỏi có hay không sự lộ bí mật, bao che từ phía lực lượng an ninh? Giờ đây, các câu hỏi sẽ có câu trả lời. Việc có lộ thông tin hay không và nếu lộ thì ai để lộ? Không thể con sâu làm rầu nồi canh. Không để nhân dân nghi ngờ về cả một lực lượng an ninh sau sự việc này. Câu trả lời rồi đây chắc chắn sẽ được làm sáng tỏ khi Dương Chí Dũng bị bắt và cung khai.

Người mừng thứ hai là quần chúng nhân dân. Nhân dân mừng không chỉ vì một tên tội phạm bị bắt mà mừng hơn vì đã thấy được quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Việc Dương Chí Dũng bỏ trốn ít nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân về cuộc chống tham nhũng. Và việc người dân nghi ngờ có sự “bảo kê” cũng không phải không có lý.

Nhưng có lẽ mừng nhất là Đảng và Nhà nước. Công bằng mà nói, công cuộc phòng chống tham nhũng do Đảng phát động và Luật phòng chống tham nhũng sau nhiều năm thực hiện đã không đạt hiệu quả như mong muốn. Những vụ tham nhũng ngày càng nhiều, tinh vi và nghiêm trọng hơn với số tài sản ngày càng lớn. Điều đó khiến quần chúng nhân dân thiếu niềm tin, thậm chí hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng. Đó là điều đau xót mà Đảng không thể chấp nhận bởi Đảng Cộng sản Việt Nam từ những ngày đầu thành lập cho đến nay luôn luôn lấy niềm tin và hạnh phúc của nhân dân làm nhiệm vụ tối thượng.

Vì vậy, việc bắt được Dương Chí Dũng sẽ làm sáng tỏ nhiều điều. Từ có hay không việc tiết lộ thông tin đến ai đã bao che cho Dương Chí Dũng và những hành vi tham nhũng như thế nào sẽ được phơi bày ra ánh sáng cho nhân dân được biết. Từ đó, Đảng sẽ có cơ hội lấy lại niềm tin, nhất là trong dịp triển khai Nghị quyết 4 lần này.

Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước phải làm triệt để vụ việc này. Nếu “đánh trống bỏ dùi”, sẽ khó để lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, đây là việc làm không hề dễ, cần ở Đảng, Nhà nước một quyết tâm rất cao. Những “lực cản” sẽ đến từ những ai đã tiếp tay, bao che cho những hành vi tham nhũng của Dương Chí Dũng. Ai đã đề bạt, cất nhắc một kẻ tham nhũng lên thành người đứng đầu của ngành hàng hải Việt Nam. Và nhất là ai đã bao che cho Dương Chí Dũng trong việc bỏ trốn vừa qua.

Đây cũng là một minh chứng cho câu “Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt” và bài học cho những ai mắc tội với đất nước, với nhân dân. Họ dù có mưu ma, chước quỉ vẫn không thoát khỏi “lưới trời” đã giăng và đang giăng khắp mọi ngõ ngách của thế giới.

Nhân dân đang chờ đợi và hi vọng.

Bắt được Dương Chí Dũng, ai mừng – ai lo?!
Xem thêm →
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Lập luận cùn của Dân Làm Báo sau công văn của TT Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét

(Báo Vì Dân) - Trên Blog "Dân Làm Báo" đăng bài "Hình như" Thủ tướng QUÊN trang blog này, sau sự kiện Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước. Lợi dụng sự kiện trên, Blog "Dân Làm Báo" đã không bỏ qua cơ hội, và sở trường xuyên tạc của mình khi nói "Thủ tướng gấp gáp quá nên quên trang blog này".


Một blog mang tên "Tư Sang" do thế lực phản động lập ra.
Một blog mang tên "Tư Sang" do thế lực phản động lập ra.

Xem qua bài viết thấy ngay sự xuyên tạc khi Blog "Dân Làm Báo" viết rằng": Vậy là rõ nhé: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là thủ phạm được nêu đích danh vu khống, biến trắng thành đen theo đúng như điều đã viết trong công văn của Thủ tướng. Theo trang này, chủ tịch nước là tên phản động đầu đàn của cái mà Thủ tướng nói rõ trong công văn: Thế lực thù địch.

Một blog phản động mang tên "Tư Sang" do một kẻ nào đó lập ra, vậy mà Blog "Dân Làm Báo" vơ ngay là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang! rồi lập luận bù lu bù loa: Chủ tịch nước là tên phản động đầu đàn của cái mà Thủ tướng nói rõ trong công văn. "Dân Làm Báo" hồ đồ hay lộ cái đuôi "nhắm mắt nói liều". Một lập luận kiểu "lớp 3, trường làng, cô giáo chết". Bỉ ổi hơn khi lồng vào "công văn" của Thủ tướng.

Trở lại Công văn của VPCP: Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

Blog "Dân Làm Báo" có đọc đoạn văn này không? “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác.

Nên nhớ tất cả các trang blog phản động đều được báo cáo, chứ không có chuyện Quên hay không Quên! Phải chăng Blog "Dân Làm Báo" ăn nhiều đô la Mỹ của Tổ chức khủng bố Việt Tân quá nên nói liều ?

Hoàng Sa
Xem thêm →

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

0 nhận xét

(Blog Tin Quân Sự) - Hai ngày sau khi Đài truyền hình Việt Nam nêu đích danh một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… thường xuyên đăng tải thông xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước. Điều này vô tình đã PR miễn phí cho các trang trên. Theo số liệu thống kê của ALEXA, số lượng truy cập vào trang Quan Làm Báo tăng vọt gần một triệu view và hiện đang lọt vào danh sách top 100 trang mạng đứng đầu Việt Nam.

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?
Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc đưa những thông tin có nội dung chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để xử lý triệt để những thông tin xuyên tạc ngay từ trong trứng nước.
Ví dụ như ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan xuất hiện trước báo giới và bác bỏ về những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ, đồng thời cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.
Tương tự, Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc”. Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có.
Việc bác bỏ thông tin xuyên tạc cần phải được thực hiện thấu đáo trên tất cả mọi mặt trận kinh tế - xã hội - chính trị, như: tại các cuộc họp Chính trị...
Nâng cao nhận thức chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Để người dân không bị bồng bềnh trong xã hội thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Việc công khai tên các trang website xuyen tạc là việc cần phải làm, dù có thể việc này sẽ gây một tác dụng phụ kiểu “vẽ đường cho hưu chạy” nhưng chúng ta tự vẽ đường để người dân hiểu mà biết cách tránh còn hơn để những thế lực “đen” vẽ đường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Ngoài ra việc công khai trả lời báo chí khi đó là thông tin có nguồn rõ ràng. Tin đồn không có nguồn rõ ràng và do đó bác bỏ tin đồn lại góp phần quảng cáo không công cho nguồn không rõ ràng đó. Sự xuất hiện của nhân vật bị đồn trước công chúng đã là một minh chứng bác bỏ tin đồn thuyết phục rồi và không cần phải nói hay giải thích rằng sự xuất hiện đó là để bác bỏ tin đồn.
Hãy coi những tin đồn đó không đáng giá để phải đếm xỉa tới, mặc dù thực chất việc xuất hiện trước công chúng là với mục đích bác bỏ tin đồn. Hiện nay tin đồn đang có chiều hướng về chuyện bắt một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh. Nhưng nếu cứ ở trong tình trạng bị động, xuất hiện trước công chúng khi có tin đồn để bác bỏ tin đồn thì đó chưa phải là một biện pháp hay.
Cần phải phối hợp đồng đều và phổ biến rộng rãi các biện pháp để ngăn chặn tin đồn từ ngay trong trứng nước. Đó có thể là những cách xử lý tốt nhất hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, tin đồn từ trang Quanlambao đã dần dần mất uy tín, mặc dù vậy vẫn cần dùng thông tin chính thống để chế áp nó. Giống như một bức tranh ghép, chúng ta đang có những mảnh ghép và cần phải tìm ra đúng cách sắp xếp làm sao để nhận ra bản mặt của bức tranh đó.
Phú Vinh

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by