Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hộ chiếu Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hộ chiếu Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cái đồ… chinoiserie!

0 nhận xét
In chìm hình đường lưỡi bò và 2 bang của Ấn Độ, đảo Đài Loan một lần Trung Quốc chơi trò thâm độc kiểu chinoiseri

Hành động âm mưu thâm độc của Trung Quốc in hình hộ chiếu điện tử có với quốc gia của họ có bao gồm đường lưỡi bò và đảo của Đài Loan, hai bang của Ấn Độ, một lần nữa bị các nước liên quan phản ứng.

Các visa in hình chìm các hình ảnh nói trên đã bị các cơ quan có chức năng làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam đã cương quyết ấn dấu hủy và từ chối cho nhập cảnh những du khách Trung Quốc mang hộ chiếu có visa này. Đài Loan, Ấn Độ cũng đồng loạt lên tiếng phản ứng.

Tại Hội nghị liên quan đến Biển Đông của các nước Asean tại Camphuchia cũng vạch trần được bộ mặt của Trung Quốc khi dùng tiền mua chuộc Camphucia để ngụy tạo ra tuyên bố chung rằng: các nước ASEAN từ " đoàn kết " thành " đồng thuận ". Bằng chứng, tuyên bố tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh do nước chủ nhà Chủ tịch ASEAN 2012 đệ trình có đoạn ghi : " Tất cả 10 thành viên của ASAN đều đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà tán thành đàm phán với Trung Quốc ở cấp Bộ trưởng và cấp Lãnh đạo ".

Lập tức, tổng Thống Philipines Aquino đã giơ tay xin phát biểu ý kiến. Tổng thống Aquino nói : '' Đoàn kết không có nghĩa là đồng thuận Philipines và một nước khác không tán thành đàm phán song phương. Philipines cam kết sẽ nêu vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn quốc tế . Chúng tôi vì tình đoàn kết của ASEAN nhưng chúng tôi hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần ... "

Nghe xong lời của Tổng thống Aquino, ông Hunsen bối rối và một lúc lấy laị bình tĩnh ông ta nói : " Sẽ ghi ý kiến của Tổng thống Philipinnes vào biên bản của Hội nghị".

“Một nước khác” mà Tổng thống Aquino muốn nhắc đến ai cũng biết đó là Việt Nam. Thông qua Philipines,

Tuy Tổng thống Philipines, Việt Nam đã chuyển thông điệp phản đối đến bạn Camphuchia và cho ai cũng biết, Camphuhia đã vì tiền mà phủ bỏ lòng tin và gây chia rẽ tình đoàn kết của ASEAN.

Còn Trung Quốc thì phủ bỏ toàn bộ những gì mà cha ông họ đã đi trước khi đề cao mối quan hệ bang giao và tôn trọng các quy định quốc tế.

Tương truyền rằng năm 629, vâng chỉ vua Đường Thái Tông, Đường tăng (pháp hiệu Huyền Trang, tên thật là Trần Vĩ) lên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, được nhà vua ban hiệu Tam Tạng và cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng đi đến nước nào sẽ được thị thực thông quan và được vua các nước ấy giúp đỡ.

Hành trình thỉnh kinh của Đường tăng xuyên qua trên trăm nước (có tài liệu ghi 108 nước, có tài liệu ghi đến 138 nước), kéo dài mười mấy năm. Ra khỏi ải Ngọc Môn Quan là hết địa phận Trung Quốc, đi vào sa mạc Gobi; từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hi Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ; từ nước Ca Tất Thi (Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này) chu du Ấn Độ và tu học tại chùa Na Lan Đà (Narandha)...

Câu chuyện Đường tăng thỉnh kinh, dù được chép dưới dạng sử hay truyện hư cấu, cũng phản ánh một chi tiết tối quan trọng cho thấy thế giới vào thế kỷ thứ 7 văn minh và thượng tôn pháp luật cùng thông tục quốc tế không kém ngày nay: tự do giao thương, thông hành do nước này cấp sang nước khác được thừa nhận, mỗi khi nhập, xuất cảnh đều được thị thực. Ngay cả trong truyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay của Dương Chí Hòa, cho dù có hư cấu đến những bảy mươi hai phép thần thông của Tôn Ngộ Không, thì thầy trò Đường tăng cũng trình thông hành xin đóng dấu nhập - xuất, chứ không cậy phép của Tôn Ngộ Không mà đằng vân giá vũ qua khỏi cửa khẩu. Đi đến đâu, thầy trò Đường tăng cũng đều được nước chủ nhà “tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết” như có thể thấy ghi trên các cuốn hộ chiếu ngày nay...

15 thế kỷ trước, thiên hạ đã văn minh, tuân thủ thông lệ quốc tế như thế rồi! Mặt khác cũng có phần vì nhà Đường, khi cấp thông hành cho thầy trò Đường tăng, tuy cũng trong vị trí “đế chế nằm ở trung tâm thế giới” song cũng khiêm cung và rạch ròi nhìn nhận lãnh thổ của mình đến ải Ngọc Môn Quan là chấm dứt, còn thì là của thiên hạ. Nhờ đó mà Đường tăng hoàn thành sứ mạng thỉnh kinh qua trăm họ, bá tánh. Thật tình mà nói, nếu vua Đường thời đó mà ngang ngược ghi nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila thuộc Pakistan), nước Y Ngô (Uighur, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Khuất Chi (Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Kiệt Nhược Cúc Đồ (Kayakubja, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ)... nằm trong lãnh thổ của mình thì thầy trò Đường tăng làm sao mà quá cảnh!

Ấy vậy mà 15 thế kỷ sau, con cháu Đường tăng lại tự ý vẽ ra đường lưỡi bò. Hết in vội in vàng trên bản đồ, sách vở, nay lại in hẳn lên hộ chiếu. Rình rình đợi thiên hạ vô ý vô tứ đóng dấu “nhập, xuất cảnh” nhiều nhiều lên các hộ chiếu đường lưỡi bò đó, là hô toáng lên rằng thiên hạ mặc nhiên công nhận “lãnh thổ lưỡi bò” đó rồi. Rồi từ sự mặc nhiên thừa nhận trong thực tế (theo ngôn ngữ luật pháp quốc tế gọi là de facto) đó, sẽ tự ý diễn dịch là mặc nhiên có giá trị pháp lý (de jure)... Ôi mưu cao, kế dày?

Chưa chắc, người “Phú Lang Sa” ngày xưa (cách gọi về người Pháp) gọi bêu rếu những trò đó là chinoiserie (đến từ tính từ chinois chỉ định cái gì thuộc người Trung Quốc) tức những trò ma bùn, láu cá vặt (một nghĩa của từ chinoiserie)!

Vậy từ nay, hễ ra đường thấy điều gì tương tự sự láu cá, mà bùn, chúng ta có thể gọi là….cái đồ chinoiserie!

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by