Blogger Widgets
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Lật lại hồ sơ lý lịch của đảng phản động Việt Tân

0 nhận xét


Tổ chức khủng bố Việt Tân hiện tại là 1 tổ chức phản động chống phá Việt Nam bằng nhiều phương thức.Chúng từng âm mưu đánh bom tượng đài HCM ở Sài Gòn với tổ chức chân rết "đảng vì dân" ,nhiều thành viên trong tổ chức khủng bố Việt Tân này từng tìm cách tuồn vũ khí về VN gây bạo loạn nhưng đều bị cơ quan an ninh của chúng ta chặn đánh.Tổ chức khủng bố Việt Tân hiện tại cài cắm rất nhiều thành viên của họ ở Việt Nam để thành lập đường dây lợi dụng tình hình đất nước để tìm cách lôi kéo ,kích động người dân lật đổ Đảng Cộng Sản đồng thời công khai hoạt động của tổ chức khủng bố này như 1 đảng phái đối lập.Nhưng bản chất của tổ chức Việt Tân này là muốn khôi phục chế độ ngụy quyền Sài Gòn VNCH cũ chứ mục đích của chúng không phải vì nhân dân vì đất nước.Chúng rã tâm bán nước lần 2

Tìm hiểu qua chiến dịch "Đông Tiến " của Hoàng Cơ Minh âm mưu đảo chính ở Việt Nam

Việt Tân được Hoàng Cơ Minh là 1 cựu quân nhân chế độ Sài Gòn cũ VNCH lập ra.Sau năm 1975 Hoàng Cơ Minh đã tập hợp những tàn quân của quân đội chế độ cũ tập hợp thành 1 lực lượng có tổ chức,vũ trang và lên kế hoạch trở về đảo chính.
Ngày 24 tháng 2 năm 1982, tại chiến khu U-Đông Hoàng Cơ Minh họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.

Năm 1985, ông tổ chức cho Đặng Quốc Hiền, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Đặng Quốc Hiền bị giết.

Ngày 15 tháng 5 năm 1986, ông tổ chức cuộc hành quân Đông Tiến I giao cho Dương Văn Tư, tư lệnh lực lượng vũ trang kháng chiến (thay Đặng Quốc Hiền) dẫn 100 quân xâm nhập Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 1986, khi vừa đặt chân lên biên giới Việt Nam toán quân Dương Văn Tư bị bị bộ đội biên phòng Việt Nam (đồn 637), Lào và Campuchia chặn đánh và gây tổn thất.

Ngày 1 tháng 12 năm 1986, Hoàng Cơ Minh mở cuộc hành quân Đông Tiến II xâm nhập Việt Nam và đích thân chỉ huy. Khi toán quân chuẩn bị vượt sông Mekong thì bị quân đội Lào-Việt phối hợp bắn chặn nên buộc phải quay về căn cứ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1987, Hoàng Cơ Minh trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân Đông Tiến II lần 2 với mục tiêu xâm nhập Việt Nam đến Tây Nguyên, để xây dựng căn cứ.

Ngày 11 tháng 7 1987, đoàn quân vượt sông Mekong vào đất Lào. Hai mươi ngày sau khi tiến gần đến biên giới Việt Nam thì bị quân đội Lào phối hợp với quân du kích chặn đánh tổng cộng 15 trận. Đêm 27 tháng 8 năm 1987, trong trận đánh cuối cùng ông bị thương và tự sát, toán quân tan rã, một số chạy về Thái Lan, một số bị bắt sống.

Tháng 12 năm 1987, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử "vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn" và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng.

Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 4 1991 một số thành viên khác có tham gia trong cuộc Đông tiến bị truy tố về các gian lận tài chính[1]. Đông tiến đến đây kết thúc.
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ưu tiên tăng mức học bổng cho lưu học sinh Lào và Campuchia

0 nhận xét
Nhằm tăng cường việc hỗ trợ, hợp tác đào tạo các lưu học sinh của hai nước Lào, Campuchia.Ngày  24/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về việc điều chỉnh chế độ chính sách đối với lưu học sinh Lào và Campuchia.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo

Việt Nam là 5.234 người, trong đó gần 2.000 người thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ. Tổng số lưu học sinh Campuchia khoảng 550 người, người trong đó 100 người theo diện học bổng, ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp nhận 10 lưu học sinh Campuchia là con em của cán bộ, nhân viên đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam…


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Những đề xuất về việc tăng mức chi cho các lưu học sinh Lào, Campuchia là hợp lý

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc hỗ trợ, hợp tác đào tạo các lưu học sinh của hai nước Lào, Campuchia là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng bởi đây là những nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt với Việt Nam.

Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện các quy định tại Thông tư 16/2006 và Thông tư 41/2008 của Bộ Tài chính, đã xuất hiện nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế về định mức chi và nội dung chi đào tạo đối với lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tập tại Việt Nam.

Cụ thể, hiện  định mức trần học phí bậc đại học từ năm 2008 đến nay tăng 97%, những yếu tố tác động đến học bổng như giá điện, nước, xăng dầu cũng tăng đáng kể. Xét mức tăng như vậy, mức chi cho lưu học sinh tại các thông tư  đã lạc hậu so với tình hình biến động giá  cả hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ xem xét tăng 100% định mức chi tối thiểu tương ứng cho mỗi cấp học được nhận học bổng trực tiếp.

Đối với kinh phí do nhà trường quản lý để chi đào tạo cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tách riêng định mức phục vụ chi phí đào tạo và định mức phục vụ chi phí cho lưu học sinh quốc tế với mức tăng 100%. Đồng thời, tăng chi phí cho đào tạo, giảng dạy là 45% cho một suất chi đào tạo.
Về cách thức cấp phát kinh phí đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị, trong thời gian tới, đưa toàn bộ kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia được cân đối trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh giao cho các trường trực thuộc Bộ, thực hiện phân bổ kinh phí từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh diện hiệp định giao cho các trường không trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo này.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, những đề xuất của các hội hữu nghị Việt Nam, Campuchia, Lào và các trường về việc tăng mức chi cho các đối tượng này là hợp lý. Cho tới nay, các lưu học sinh hai nước được đào tạo ở Việt Nam khi về nước đã đáp ứng tốt yêu cầu công việc, nhiều người hiện đang giữ những trọng trách, cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của hai nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố tình đoàn kết giữa 3 nước.

Thống nhất với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều chỉnh mức chi cho lưu học sinh Lào và Campuchia, Phó Thủ tướng đề nghị ưu tiên tăng mức học bổng cho lưu học sinh Lào và Campuchia, tiếp đó là tăng mức chi ngân sách đối với các trường có lưu học sinh. Trong 6 tháng cuối năm, cần phải tăng mức chi 30% cho nhóm đối tượng này.
Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo gấp rút rà soát lại chất lượng đào tạo đối với lưu học sinh Lào, Campuchia, đặc biệt là trình độ về ngôn ngữ tiếng Việt, chậm nhất trong tháng 4/2012, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, Campuchia.

Cũng trong tháng 4/2012, cần xây dựng cơ chế xác định chuẩn đầu ra đối với lưu học sinh Lào, Campuchia.

Từ Lương - http://nguyenthiennhan.net/pho-thu-tuong-nguyen-thien-nhan-uu-tien-tang-muc-hoc-bong-cho-luu-hoc-sinh-lao-va-campuchia.html
Xem thêm →

Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị Vương quốc Thái Lan

0 nhận xét
Chiều 26-2, Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 23-2, theo lời mời của Ngài Đại tướng Tanasak Patimapragorn, Tư lệnh các lực lượng quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan.


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn tại sân bay của Sư đoàn Kỵ binh số 2, Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Trong thời gian thăm Vương quốc Thái Lan, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu Đoàn đã tiếp kiến, hội đàm với Đại tướng Tanasak Patimapragorn. Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Chulalongkhon đã thân mật tiếp Đoàn. Đoàn cũng đã đi thăm Căn cứ hải quân Sa-ta-hit và thăm một số danh lam thắng cảnh ở Thủ đô Bangkok. Lãnh đạo Quân đội Hoàng gia Thái Lan tiếp đón Đoàn trọng thị, chu đáo. Ngài Đại tướng Tanasak Patimapragorn ra tiễn Đoàn tại sân bay Bangkok.

Thành công qua chuyến thăm hữu nghị Vương quốc Thái Lan của Đoàn đại biểu cấp cao QĐNDViệt Nam, do Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, vun đắp tình hữu nghị giữa hai quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam – Thái Lan, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước và bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn thăm Căn cứ hải quân Satahit ngày 24-2.

Trước đó, chiều 25-2, Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok. Thượng tướng thông báo một số tình hình chính trị, kinh tế-xã hội trong nước và kết quả chuyến thăm hữu nghị Vương quốc Thái Lan của Đoàn và mong rằng, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Thái Lan, trong đó có hợp tác về quốc phòng.
Đại sứ Ngô Đức Thắng thay mặt cán bộ, nhân viên cơ quan, cảm ơn Tổng tham mưu trưởng và Đoàn đã đến thăm, động viên. Trên cương vị được giao, Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán sẽ góp phần tích cực thúc đẩy tình hữu nghị, quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng phục vụ phát triển đất nước.
Quân Thủy

Xem thêm các tin tức về Tổng tham mưu trưởng quân đội Đỗ Bá Tỵ: http://thonlambao.blogspot.com/search/label/T%E1%BB%95ng%20Tham%20m%C6%B0u%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20%C4%90%E1%BB%97%20B%C3%A1%20T%E1%BB%B5
Xem thêm →

Việt Nam Con Rồng chuyển mình sau 27 năm

0 nhận xét
Việt Nam đã đổi thay rất nhiều kể từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975, với những điểm nổi bật dưới đây sẽ khiến thế giới bất ngờ về Việt Nam.

Hơn 27 năm qua, Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và phát triển kinh tế sản xuất, dịch vụ từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.

1. Việt Nam phát triển kinh tế nhanh thứ hai châu Á

Đất nước Việt Nam từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Đi lên từ nhũng nổi đau mất mát ấy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển mình sau hơn một phần tư thế kỉ. Những quyết định cải cách theo đường lối “đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài cũng như phát triển nội tại thúc đẩy nền kinh tế đất nước đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Đó là thành công mà nước ngoài không thể ngờ Việt Nam sẽ đạt được sau những gì đã phải trải qua trong chiến tranh.

Trong thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đã mở rộng hơn bất kỳ một nền kinh tế châu Á nào khác, với tăng trưởng GDP tính trên đầu người hàng năm là 5,3%. Đáng nói hơn khi mức tăng trưởng này vẫn duy trì ổn định trước khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra vào những năm 1990 và trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Từ năm 2005 đến 2010 kinh tế Việt nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 7%/năm, mạnh hơn nhiều so với  những nền kinh tế châu Á khác.

2. Việt Nam đang đi lên từ cây lúa

Một loại cây lương thực quý đối với người Việt

Nền kinh tế Việt Nam không còn chỉ xoay quanh nông nghiệp. Trong thực tế, đóng góp từ nông nghiệp vào GDP của đất nước đã giảm từ 40% xuống 20% sau 15 năm, điều mà thế giới chưa từng chứng kiến ở bất kì quốc gia Châu Á nào khác. Nếu so với 29 năm của Trung Quốc và 41 năm của Ấn Độ để đạt được điều tương tự, sẽ không quá khi gọi đó là sự thành công của Việt Nam. Sự thay đổi lao động từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp và Dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Kết quả, phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP đất nước đã giảm thêm 6,7% trong khi phần đóng góp của công nghiệp tăng thêm 7,2%.

3. Đứng trong Top đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng Nông sản

Việt Nam đang dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản như Hạt tiêu, Hạt điều, Cà phê và Gạo. Trong năm 2010, Việt Nam cung cấp cho thế giới 116.000 tấn gia vị, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê sau Thái Lan. Và chỉ sau Brazil về xuất khẩu cà phê, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 4 năm. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới trong sản xuất chè và thứ 6 toàn cầu về xuất khẩu hải sản như cá, tôm.

4. Việt Nam không phải bản sao của các nước Châu Á

Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ một phần nhờ nhân công giá rẻ mà còn vì nhân công Việt Nam có tay nghề cao, tư duy sáng tạo và kinh nghiệm. Không những vậy, chính sách của Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài giống nhiều nước châu Á. Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng cá nhân mạnh hơn. Tiêu dùng hộ gia đình ở Việt Nam chiếm 65% GDP, con số đáng mơ ước của nhiều nước châu Á trong khi tại Trung Quốc chỉ đạt 36%. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu và tiền vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt cao tuy nhiên, Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ và mỗi cái chiến khoảng 40% GDP. Tăng trưởng Việt Nam rộng rãi hơn và có sự cạnh tranh trên nhiều mặt góp phần tăng tính ổn định của phát triển kinh tế.

5. Là nam châm thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang đứng đầu danh sách những thị trường mới nổi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Khảo sát của Economist Intelligence Unit (EIU), một tạp chí uy tín kinh tế Anh đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhất thế giới. Chỉ sau Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Số FDI chảy vào Việt Nam tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên 71,7 tỷ USD năm 2008 trước khi tụt xuống 21,5 tỷ USD vào năm 2009 do suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, lượng du khách tới Việt Nam đã tăng 1/3 so với năm 2005.

6. Một số cơ sở hạ tầng Việt Nam tiên tiến hơn Philippines và Thái Lan

Ảnh minh họa

Việt Nam có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng. Nhằm phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam đã xây dựng hệ thống đường xá khá hiện đại và quy mô. Mật độ đường đã lên tới 0,78km/km vuông vào năm 2009, cao hơn mật độ ở Philippines và Thái Lan, hai nền kinh tế phát triển mạnh. Ngoài ra, điện lưới đã được kéo đến 96% lãnh thổ đất nước gồm cả những khu vực vùng sâu vùng xa. Nhiều sân bay, cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa Việt Nam và quốc tế.

7. Thế hệ trẻ Việt Nam đều được phổ cập Internet

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, được đào tạo tốt và ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ. Số thuê bao điện thoại ở Việt Nam hiện đạt 170 triệu trong đó có 154 triệu là thuê bao di động. Ngoài ra, số thanh niên Việt Nam tiếp xúc với Internet dù chỉ đạt 31%, nhưng đã có những gia tăng theo cấp số cộng hàng năm. Ngoài ra, trong năm 2010, Việt Nam đã đạt 7,7 triệu thuê bao Internet qua mạng 3G, một con số đáng ngạc nhiên.

8. Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển nội tại

Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước
Ngân hàng Việt Nam đang cho các doanh nghiệp và công ty trong nước vay một số lượng tiền lớn với mức tăng tới 33% mỗi năm. Nó cho thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên điều này cũng gây ra những lo ngại nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và người nộp thuế.

9. Việt Nam đang mất cân đối về lực lượng lao động

Lực lượng lao động trẻ và sự chuyển dịch nhanh chóng từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp đã tạo ra những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai sự thúc đẩy đó đang có dấu hiệu suy yếu dần nên sự tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống trong thập kỉ tới. Chính vì lẽ đó, Việt Nam phải tăng hiệu suất lao động nhằm duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.

10. Ngoài ra, Việt Nam còn trở thành điểm hàng đầu cho các dịch vụ gia công

Có hơn 100.000 người đã làm việc trong ngành dịch vụ gia công và lao động xuất khẩu. Một số công ty đa quốc gia nổi tiếng đã thiết lập hoạt động ở Việt Nam gồm Hewlett-Packard, IBM, Panasonic. Trên thực tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong 10 địa điểm hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, do có số lượng sinh viên đã tốt nghiệp tương đối lớn, mức lương trung bình. Giá thuê một lập trình viên phần mềm ở Việt Nam chưa đầy 60% giá thuê một nhân công tương tự ở Trung Quốc. Ngoài ra, những lao động trong các lĩnh vực khác cũng tìm đến Việt Nam để làm việc và sinh sống ngày càng nhiều chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hứa hẹn.
Bách Thảo
Xem thêm →
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tích cực đưa Nghị quyết Trung ương 4 vào đời sống

0 nhận xét
Sáng nay (27/2), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình- Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, chỉ đạo và trực tiếp truyền đạt, quán triệt Nghị quyết. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tham dự hội nghị còn có hơn 1.000 đại biểu.

Tại phiên khai mạc, Hội nghị đã nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị .

Tổng Bí thư nêu rõ: Trong mọi giai đoạn, Đảng ta rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng Đảng. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận đã tác động, tạo nên những chuyên biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu, những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Theo Tổng Bí thư có 4 lý do cần thiết phải ban hành Nghị quyết: Thứ nhất trong mọi giai đoạn công tác xây dựng Đảng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, càng cần phải coi trọng công tác xây dựng Đảng.

Thứ hai là trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu.

Thứ ba là trong thực tế thời gian qua, đã có những hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá điên cuồng sự nghiệp đổi mới của Đảng ta nhằm xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng hơn nữa lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo.

Chính vì vậy ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận, đồng tình, nhất trí cao, cho rằng Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực trạng và đề ra đúng các giải pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách. Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị.

Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.

Tổng Bí thư cũng phân tích những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chỉ ra tính chất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm.

Đáng chú ý trong những nguyên nhân chủ quan là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân.

Nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện chưa tốt, bị buông lỏng, không ít nơi có tình trạng dân chủ hình thức; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, thiếu trung thực…

Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách pháp luật thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời, công tác cán bộ còn nhiều bất cập…. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Việc kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết…

Trên cơ sở xác định ba nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nêu trên, Trung ương đã chỉ ra các giải pháp bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp giữa “chống và xây” “xây và chống”, tập trung vào những vấn đề bức xúc nhất, cấp bách nhất với 4 nhóm giải pháp.

Đó là Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong và gương mẫu của cấp trên; Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng.

Những việc cần làm ngay là từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tự giác, gương mẫu, tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn chủ nghĩa cá nhân ích kỷ.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đẩy mạnh chỉ đạo việc học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống.

Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết từng vấn đề cấp bách, những việc cần làm ngay, xác định rõ nội dung, thời gian hoàn thành và người chịu trách nhiệm cụ thể. Nghiêm túc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; đẩy mạnh phòng, chống tham những, lãng phí; xử lý dứt điểm một số vụ việc mà dư luận quan tâm. Cần đặc biệt chú ý chuẩn bị và tiến hành tốt việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao; giữ gìn đạo đức lối sống của bản thân và của người thân trong gia đình.

Về một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm hành động; ngay sau khi kết thúc Hội nghị, căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo hướng dẫn của các ban Đảng và cơ quan cấp trên, các cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch, chương trình học tập, quán triệt và triển khai có hệ thống Nghị quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình; từng cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, phải gương mẫu làm trước…; Phải thực hiện các nhiệm vụ và các giải pháp một cách đồng bộ, tổng hợp, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm…; Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, tránh làm lướt, qua loa, hình thức, chiếu lệ…; Phải đặt việc thực hiện Nghị quyết trong tổng thể thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ… Phải thật sự tự giác, chân thành, công tâm…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí đại biểu tham dự Hội nghị cùng toàn thể cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, tập trung nghiên cứu, thảo luận, góp ý kiến để tạo thống nhất cao trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Cùng trong ngày làm việc hôm nay, Hội nghị đã nghe phổ biến dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị; nghe phổ biến hướng dẫn kế hoạch kiểm điểm, tự phê bình, phê bình của cán bộ, đảng viên; nghe hướng dẫn thực hiện “Quy định về những điều đảng viên không được làm” và Kế hoạch công tác tư tưởng và Kế hoạch tiếp tục triển khai Chỉ thị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cuối giờ chiều nay, các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị và góp ý kiến dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị.

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 sẽ làm việc đến ngày 29/3./.



- {http://nguyenphutrong.net/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tich-cuc-dua-nghi-quyet-trung-uong-4-vao-doi-song.html}
Xem thêm →

Bản tin thời sự 27-02-2012-tin hot tin nóng trong ngày

0 nhận xét
Thôn làm báo xin cung cấp thường xuyên các bản tin thời sự. Bản tin thời sự 7h tối chủ nhật ngày 27/02/2012, mời các bạn theo dõi các tin vắn đáng chú ý trong ngày

Xem thêm →

Mỹ, Hàn Quốc tập trận bất chấp cảnh báo của Triều Tiên

0 nhận xét

Mỹ và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên bất chấp cảnh báo liên tục từ Triều Tiên, hãng thông tấn Yonhap cho biết.

Cuộc tập trận trung mang tên Key Resolve kéo dài đến hết ngày 9/3 với sự tham gia của 200.000 lính Hàn Quốc và 2.100 lính Mỹ. Australia, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Anh tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn với tư cách quan sát viên.

Trong khi đó, Triều Tiên cáo buộc hai đồng minh sẵn sàng cho một cuộc chiến vũ khí hạt nhân và gọi Mỹ - Hàn Quốc là hai quốc gia "hiếu chiến."

Mỹ - Hàn tập trận chung bất chấp cảnh báo từ phía Triều Tiên sẽ dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân. Ảnh minh họa: fpif.

Bình Nhưỡng coi cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là  hành động không thể tha thứ xâm phạm chủ quyền và tự trọng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Triều Tiên cho rằng, Mỹ và Hàn Quốc nhắm vào thời điểm “hậu” nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Cuối tuần qua, Triều Tiên tuyên bố sẽ khởi động một "cuộc chiến tranh thần thánh” chống lại Hàn Quốc và Mỹ.

Một cuộc tập trận chung khác giữa Mỹ và Hàn Quốc mang tên Foal Eagle sẽ diễn ra từ ngày 1/3 đến ngày 30/4 sau cuộc tập trận Key Resolve. Cuộc tập trận chung tới đây sẽ có sự tham gia khoảng 11.000 binh lính Mỹ cộng với lính Hàn Quốc.
Xem thêm →

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng

0 nhận xét

“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Một sự kiện ở miền Trung được dư luận quan tâm đó là buổi đối thoại của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với 4.500 cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Tại buổi đối thoại, những vấn đề gai góc, tế nhị… lâu nay của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở thành phố bên bờ sông Hàn được đặt ra như một trở ngại trên con đường phát triển nhanh, bền vững của thành phố Đà Nẵng, qua đó tạo sức thu hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Đó cũng là những việc cần chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn tác phong, lề lối làm việc của cán bộ Đảng viên.
Tại buổi đối thoại, những vấn đề nan giải, các nguy cơ của bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp ở thành phố Đà Nẵng được Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đặt ra công khai. Một số kết quả đạt được chưa đủ để tự mãn. Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận và cũng không để tình trạng đó kéo dài. Cán bộ ở Đà Nẵng phải phải bứt phá, phải nhìn xa hơn.

Lấy ví dụ những việc chưa làm được, ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định: Danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhưng công tác quản lý môi trường vẫn còn buông lỏng, không quyết liệt xử lý những điểm nóng về ô nhiễm của Đà Nẵng như ở Khu hậu cần nghề cá và dịch vụ thủy sản Thọ Quang, rồi khu dân cư Phú Lộc hay tại Nhà máy thép Thái Bình Dương… Tiếp đó là tình trạng lạm thu trong nhà trường, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan…

TP Đà Nẵng phấn đấu xây dựng lực lượng cán bộ mạnh về chuyên môn, có trách nhiệm với nhân dân

Nhiều năm nay, việc tổ chức đối thoại trực tiếp được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng duy trì. Nhưng, đầy đây lần tổ chức quy mô nhất. Trong một buổi sáng, hơn 4.500 cán bộ, công chức UBND, Sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố Đà Nẵng “tạm gác” lại việc công để nghe những điều tưởng chừng khó nghe nhất, nhưng cũng thiết thực nhất với tư cách là công bộc của nhân dân
Sau 3 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước (2008, 2009 và 2010), vị trí thứ 5 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 của thành phố Đà Nẵng là biểu hiện của việc thiếu tâm huyết và nhiệt tình của một bộ phận cán bộ của thành phố.

Bí thư thành ủy Đà Nẵng cho rằng, đó cũng là dịp để lãnh đạo chính quyền nhìn nhận lại thái độ, trách nhiệm đối với doanh nghiệp và thấy những việc chưa làm được để có hướng cải thiện, phấn đấu cho mục tiêu thời gian tới.

Quang cảnh buổi đối thoại

Nói về triển khai Nghị quyết T.Ư 4 tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Nguy hiểm nhất là cán bộ tự thấy mình quan trọng, rời xa dân, quan liêu, thiếu trách nhiệm, bệnh thành tích, tự thỏa mãn, ngại va chạm. Lúc đó, dễ nảy sinh việc lạm dụng quyền lực”.

Cảnh báo về biểu hiện quan liêu, xa dân trong nhiều cán bộ chính quyền. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Khát vọng của cán bộ trẻ ở Đà Nẵng được ươm mầm từ nhiều năm trước khi ông chỉ đạo thành lập và là Chủ tịch danh dự CLB Cán bộ trẻ thành phố Đà Nẵng. Từ cách làm này, một bộ phận cán bộ trẻ, trí thức ở phương xa đã về cống hiên cho thành phố động lực của miền Trung.

Chấn chỉnh kịp thời bệnh quan liêu, thiếu trách nhiệm, xa rời nhân dân, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong từng vị trí công tác cụ thể, để Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn, trách nhiệm với nhân dân…

Hải Sơn/VOV Miền Trung
- [ nguồn bài viết: http://nguyenbathanh.net/bi-thu-thanh-uy-nguyen-ba-thanh-da-nang-duoc-nhu-hom-nay-cung-nho-co-khat-vong.html ]
Xem thêm →

Thứ trưởng Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Hà Giang

0 nhận xét

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngày 24/2/2012, tại Hà Nội, Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Hà Giang do đồng chí Vương Mý Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Hà Giang làm trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công an.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Vương Mý Vàng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang đã báo cáo với Thứ trưởng Tô Lâm kết quả công tác phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang năm 2011, nêu rõ: trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, tất cả các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế đạt 13,02%; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng, tăng 2,1 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo là 35,38%, giảm 6,4% so với năm 2010.

Thứ trưởng Tô Lâm và Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Hà Giang.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, giành thắng lợi trên các lĩnh vực. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện tích cực; tổ chức thành công các cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Quốc phòng – an ninh được củng cố, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Đồng chí Vương Mý Vàng khẳng định: Trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Hà Giang, luôn có sự đóng góp to lớn của những người có uy tín bằng nhiều phong trào, việc làm thiết thực, góp phần xây dựng làng bản, quê hương giàu đẹp.

Tiếp đó, một số đại biểu người có uy tín tỉnh Hà Giang đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an một số công việc cụ thể đã làm được hiệu quả trong thời gian qua. Ông Tráng Thanh Tờ, người dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì cho biết, tuy sinh sống ở huyện nghèo nhất của tỉnh, dân trí thấp, đường xá đi lại khó khăn, ông vẫn luôn vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bà Thèn Thị Cọt, dân tộc Nùng, huyện Xín Mần, nguyên chủ tịch Hội Phụ nữ xã đã nêu kinh nghiệm đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo đồng bào Mông theo đạo Tin lành trái pháp luật, di cư tự do.

Thứ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Tô Lâm đã chuyển lời chức sức khỏe và lời thăm hỏi ân cần của đồng chí Thượng tướng Trần Đại Quang, ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an tới Đảng bộ, chính quyền và toàn thể cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang; đồng thời chúc mừng những thành tích to lớn của người có uy tín, tiêu biểu của tỉnh Hà Giang đã đạt được trong năm qua. Đồng chí Thứ trưởng khẳng định, trong quá trình công tác, các lực lượng công an đã được đồng bào đùm bọc, giúp đỡ nuôi ăn, cho ngủ, che chở, bảo vệ cùng cán Bộ Công an hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, đồng chí Thứ trưởng đã gửi lời cảm ơn các đại biểu, người có uy tín của tỉnh Hà Giang, mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ nhiều hơn nữa của những người có uy tín trong tỉnh trong thời gian tới

Đồng chí Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, các đại biểu người có uy tín sau đợt về thăm Thủ đô lần này, sẽ về nói lại với đồng bào những điều mắt thấy, tai nghe và tiếp tục vận động đồng bào giữ vững đoàn kết giữa các dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng làng bản, dòng họ, giúp đỡ nhau trong đời sống sinh hoạt; tiếp tục vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng, nhà nước, nêu cao cảnh giác với mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch và phần tử xấu góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, đồng thời tiếp tục giúp đỡ lực lượng Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ./.

Song Thủy
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tham mưu trưởng Liên Quân Cộng hoà Pháp

0 nhận xét
Nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 dân tộc và nền quốc phòng 2 nước Việt – Pháp. Chiều 23/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã tiếp Tham mưu trưởng Liên quân CH Pháp Đô đốc Edouard Guillaud đang có chuyến công tác tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quan hệ Việt Nam – Pháp đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực và hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tham mưu trưởng Liên Quân Cộng hoà Pháp

Thủ tướng hoan nghênh kết quả hợp tác tốt đẹp giữa Bộ Quốc phòng và quân đội hai nước, đồng thời đề nghị hai bên tích cực triển khai các thỏa thuận hợp tác đã thống nhất trong lĩnh vực này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chia sẻ với Đô đốc Edouard Guillaud về những đánh giá đối với những biến động, bất ổn của tình hình thế giới và khu vực.

Về phía mình, Đô đốc Edouard Guillaud cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tiếp đoàn; mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước.
Đề cập vấn đề Biển Đông, Tham mưu trưởng Liên quân Pháp Edouard Guillaud khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như ủng hộ tự do hàng hải.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tham mưu trưởng Liên Quân Cộng hoà Pháp

Chiều 23/2, Đô đốc Edouard Guillaud và đoàn đã rời Việt Nam, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Trong thời gian thăm Việt Nam, Đô đốc Edouard Guillaud và các thành viên đoàn đã đến chào xã giao Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; hội đàm với Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam; thăm Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu 5, Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân và một số đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam./.

Phan Vinh
Xem thêm →
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân thăm và tặng quà các thầy thuốc

3 nhận xét
Ngày 23/2/2012, nhân kỷ niệm 57 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đi thăm, chúc mừng các thế hệ thầy thuốc. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đã đến thăm và tặng quà Bác sĩ Trương Thị Liễu, nguyên Giám đốc Sở Y tế TPHCM và Bác sĩ, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.

Le Hoang Quan

Đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP thăm và tặng quà Bác sĩ Trương Thị Liễu.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân chúc sức khỏe Bác sĩ Liễu, Bác sĩ Phượng và cảm ơn 2 bác sĩ đã đóng góp vào sự phát triển ngành y, chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố.

Dịp này, Chủ tịch Lê Hoàng Quân đã đến thăm và tặng quà Bác sĩ Trần Thị Trung Chiến, nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế.

Trong ảnh: Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân thăm, chúc mừng Bác sĩ, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP HCM. Ảnh: Phương Vy-TTXVN

* Cùng ngày 23/2/2012, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN TPHCM do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải dẫn đầu, đã đến thăm hỏi, tặng hoa và quà chúc mừng các thầy thuốc lão thành trên địa bàn TP.


Trong ảnh : Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải chúc mừng Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Phương Vy-TTXVN

Đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống của Mẹ; ghi nhận những đóng góp to lớn của Mẹ vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, có ý nghĩa gầy dựng và tạo tiền đề quan trọng để ngành y tế có được những thành tựu như ngày nay.

Đồng chí Lê Thanh Hải chúc Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè dồi dào sức khỏe, tiếp tục đóng góp thêm những ý kiến, những đề xuất hữu ích cho ngành y tế TPHCM nói riêng và ngành y tế cả nước nói chung.

* Cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã đến thăm hỏi, chúc sức khỏe Dược sĩ, Anh hùng Lao động Trần Văn Nhiều, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Sở Y tế TPHCM.

Dược sĩ Trần Văn Nhiều đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn tham gia bào chế thuốc tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu PHARMEDIC. Hiện ông vẫn tham gia công tác từ thiện để chung tay chăm lo cho cộng đồng về cả sức khỏe, vật chất và tinh thần.

Ngày 22-2, đoàn cán bộ Thành ủy, Sở Y tế TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực TPHCM dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng TS Nguyễn Duy Cường (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế), VS-TS Dương Quang Trung (nguyên Giám đốc Sở Y tế TPHCM, Chủ tịch Hội Y học TPHCM), dược sĩ Trương Vinh (nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM) nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.

Chiều 22-2, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy cùng đoàn cán bộ Sở Y tế TPHCM đã đến thăm và chúc mừng GS Nguyễn Thiện Thành (nguyên Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất), BS Phan Kim Phương (Giám đốc Viện Tim TPHCM), BS Trương Thìn (nguyên Giám đốc Viện Y dược học dân tộc, Chủ tịch Hội Đông y TPHCM) nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận đã đến thăm và chúc mừng các thầy thuốc lão thành có nhiều đóng góp cho ngành y tế TP. Thăm Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thị Ngọc Anh, nguyên Giám đốc BV Nhi đồng 1 TPHCM, đồng chí Hứa Ngọc Thuận chúc sức khỏe và mong muốn được lắng nghe những ý kiến giúp phát triển công tác chăm sóc bệnh nhi tại TPHCM. BS Ngọc Anh tuy tuổi cao nhưng vẫn luôn gắn bó với bệnh nhi, tham gia các chương trình, dự án hợp tác truyền thông cho trẻ em lang thang, nhiễm HIV và tuyên truyền kiến thức sơ sinh cho các bà mẹ.

Đồng chí Hứa Ngọc Thuận cũng đã đến thăm GS Trần Văn Kỳ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM. GS Trần Văn Kỳ là người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp thừa kế, phát huy và phát triển nền đông y Việt Nam. Dù đã ở tuổi 83 nhưng GS Trần Văn Kỳ vẫn đang biên soạn từ điển Đông y Hán – Việt – Anh. Thay mặt Thành ủy, UBND TPHCM, đồng chí Hứa Ngọc Thuận chúc GS Trần Văn Kỳ sức khỏe, có thêm đóng góp để ngành đông y TP ngày càng phát triển.

Phan Vinh
Xem thêm →

Nga có thể cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc

0 nhận xét
Các tờ báo hàng đầu của Nga đồng loạt đưa tin, nước này có thể sẽ xuất khẩu S-400 Triumph và Su-35 cho Trung Quốc từ năm 2015 .

(ĐVO) Tờ Aex dẫn lời ông Alexander Fomin, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) cho biết, trong năm 2011, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua một lượng nhất định các máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và đã đưa ra các đề nghị tương ứng. Hiện vấn, đề này được các cơ quan ủy quyền của phía Nga xem xét.

Phát biểu về triển vọng xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không cho Trung Quốc, ông Fomin cho biết, trong khoảng từ năm 1993-2010, Nga đã chuyển giao một số lượng đáng kể các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU2 Favorit cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). "Trung Quốc có thể nhận được loạt hệ thống phòng không S-400 đầu tiên vào năm 2015", ông Fomin nói.

Theo ông Fomin, triển vọng xuất khẩu của hệ thống phòng không S-400 Triumph sang Trung Quốc gồm khả năng cung cấp những giải pháp có thể của các hệ thống phòng không S-400 mà Quân đội Nga được trang bị.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Dự kiến, Nga sẽ tìm cách duy trì ưu thế của hệ thống S-400 để Trung Quốc luôn phải quan tâm tới hệ thống. Điều kiện này như một giải pháp đảm bảo Trung Quốc không dừng mua giữa chừng, giống trường hợp như việc Trung Quốc từng hủy bỏ hợp đồng cung cấp các máy bay Sukhoi trước đây, sau khi đã tiến hàng nghiên cứu và sao chép thành công.

S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của quân đội Nga hiện nay. Nga cũng mới chỉ bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống này với số lượng "hạn chế" ở những khu vực quan trọng xung quanh thủ đô Moscow và một số Trung đoàn khác triển khai ở các vùng lãnh thổ giáp với biên giới NATO.

Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, được công ty Sukhoi phát triển dựa trên máy bay Su-27.

Trong quá trình thử nghiệm, máy bay đã được ứng dụng khá nhiều công nghệ hàng không tiên tiến của dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Vì thế, Su-35 được dự kiến là sẽ kịp thời lấp chỗ trống của máy bay thế hệ thứ năm PAK FA còn đang thử nghiệm.

Chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35.

Hiện tại, Không quân Nga mới bắt đầu thử nghiệm và biên chế 4 chiếc Su-35S đầu tiên (số hiệu 01 tới 04) trong kế hoạch chế tạo 48 máy bay loại này cho không quân.

Trung Quốc sau khi được tiếp cận với các công nghệ quân sự tiên tiến nhất của Nga như máy bay Su-27/30, động cơ AL-31F, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2...., họ đã cho ra đời lần lượt các loại vũ khí tương tự, và thậm chí nhiều lần tuyên bố các hệ thống tên lửa, máy bay....của họ không hề thua kém, thậm chí còn được quảng cáo là vượt trội so với vũ khí Nga.

Một trong những kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đã tự lực phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 để đối đầu với Không quân Mỹ, tuy nhiên, việc họ vẫn quan tâm đến loại máy bay tiên tiến Su-35 của Nga đang làm nhiều chuyên gia "hoài nghi" về máy bay J-20 của Trung Quốc.

Thanh Dung (theo Aex)
Xem thêm →
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Công chức trẻ góp ý với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chính sách tăng lương

1 nhận xét
Chào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ban Biên Tập!

Xin hãy đừng cứ tăng lương hoài…… hãy có chính sách hợp lý hơn chính sách tăng lương
Tôi là một công chức trẻ và rất nhiệt huyết với việc cống hiến xây dựng đất nước. Tuy nhiên đồng lương hiện nay đang làm tôi rất lo lắng. Trong khi ở tỉnh Ninh Thuận của tôi nếu tôi chấp nhận lời mời gọi về làm Công ty tư nhân tại tỉnh tôi thì tôi sẽ được hưởng mức lương 7 triệu/tháng còn làm cơ quan nhà nước thì chỉ là nhân viên hợp đồng với mức lương 1 triệu 750 ngàn/tháng. Tôi đã làm ở Thành phố Hồ Chí Minh với mức lương hơn 15 triệu/tháng chưa kể tôi nhận làm thêm bên ngoài. Tôi về Ninh Thuận với mong muốn gần gia đình và quan trọng hơn là muốn được cống hiến cho tỉnh nhà. Tuy nhiên với mức lương như hiện nay thì không biết sẽ trụ được bao lâu.

Hãy có chính sách hợp lý hơn chính sách tăng lương

Hiện nay, tôi có tâm tư nguyện vọng là:
- Tôi và các bạn của tôi mong rằng cần có chính sách hỗ trợ hợp lý hơn cho công chức nhà nước chứ không phải là chạy theo việc tăng lương liên tục.

Theo tôi lương tăng sẽ làm lạm phát tăng và nhiều thứ tăng theo. Cái ảnh hưởng nhanh nhất chính là ngân sách dành cho lương sẽ tăng. Tăng lương không có nghĩa là chúng tôi đủ sống khi mà cái gì cũng tăng theo lương theo kiểu thuyền lên nước lên.

Công chức chúng tôi không mong muốn chuyện lương tháng vài chục triệu mà vẫn không đủ sống. Chính sách tăng lương không sai nhưng tôi nghĩ có nhiều cách hay hơn việc tăng lương và để công chức bơi với đồng lương đó.

Thay vì tăng lương Thủ tướng hãy tính đến chuyện tăng phúc lợi xã hội. Khi ai đó là công chức thì gia đình họ sẽ được các ưu đãi như con cái đi học không tốn tiền học phí; cha mẹ ruột và con cái cũng như bản thân công chức được nằm viện miễn phí, thuốc uống miễn phí; các dịch vụ công ích khác cũng được miễn phí.

Việc này theo tôi là không quá khó vì Bệnh viện công, trường học công và các dịch vụ công ích khác do Ngân sách chi tiền để trả lương và cơ sở vật chất do nhà nước đầu tư.
Tại sao chúng tôi là công chức lãnh lương từ ngân sách rồi sau đó đi khám bệnh ở bệnh viện thì trả tiền để tiền đó nộp vào ngân sách. Ngân sách sau đó lại cấp tiền chi tiêu cho bệnh viện. Thủ tướng thấy như vậy có quá phức tạp không. Nếu chúng ta hạn chế được qui trình vô lý này thì ngân sách sẽ đỡ thất thoát hơn.

Ngoài ra, với chính sách này tôi tin là bộ máy chính quyền sẽ có những cái lợi như sau:
+ Thu hút được người tài vì ai cũng thấy lợi ích của việc cống hiến cho đất nước. Lợi ích trước mắt là lương tháng có thể chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà không cần phải để dành tiền cho con đi, cho lúc ốm đau….thì lượng tiền mặt trong thị trường sẽ không bị sụt giảm và vòng quay của tiền tệ cũng sẽ được tăng lên. Ngoài ra còn cái lơi khác nhiều người tài sẽ ra sức chuyển vào khu vực công để có thể vừa cống hiến vừa an tâm làm việc không lo lắng chuyện lương thấp lương cao, không phải lo cơm áo gạo tiền.

+ Người công chức sẽ cảm thấy nếu làm việc bê trễ, tham ô, ăn hối lộ… thì sẽ bị sa thải. Mà nếu bị sa thải thì mất quyền lợi và mất rất nhiều thứ vì không công ty tư nhân nào chấp nhận 1 nhân viên bị nhà nước sa thải với các tật xấu như vậy.

+ Việc tôi đề xuất sẽ còn nhiều cái lợi cho xã hội như:
- Tiền tiết kiệm từ việc không phải tăng lương cho công chức, viên chức sẽ dùng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông về y tế, về giáo dục…. Và quan trọng hơn là sẽ làm giảm lạm phát.
Tôi rất mong Ban Biên Tập gửi lời góp ý của tôi tới Thủ tướng. Mong Thủ tướng có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho chúng tôi cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước.
Gửi lời chúc sức khỏe đến Thủ tướng và Ban Biên Tập.

Truong AQ

annguyentruong12182004@gmail.com
Xem thêm →

Không quân thế giới và những con số

0 nhận xét
Trang tin Flight Global đã đưa ra một số thống kê thú vị về số lượng máy bay quân sự đang hoạt động trên toàn thế giới, được cập nhật tới năm 2011.
(ĐVO) Nước nào có số lượng máy bay quân sự nhiều nhất thế giới?

Với tiềm lực tài chính dồi dào và ngân sách quốc phòng hàng trăm tỷ USD/năm, Mỹ nghiễm nhiên chiếm vị trí đứng đầu số lượng máy bay quân sự nhiều nhất thế giới.

Cụ thể, các Không quân, Không quân Hải quân, Không quân Lục quân Mỹ có tổng số 13.051 chiếc, chiếm ¼ số lượng máy bay thế giới (52.033 chiếc).

Dù bị ảnh hưởng từ quá trình cắt giảm ngân sách quốc phòng, Không quân Mỹ chuẩn bị cho nghỉ hưu số lượng không nhỏ các loại máy bay (C-130, A-10) nhưng điều này không vì thế buộc Mỹ “rời” ngôi vua trong nhiều năm nữa.

Vì đứng ở vị trí thứ hai là nước Nga chỉ có tổng 3.666 chiếc (chiếm 7%), thứ ba là Trung Quốc có 2.598 chiếc (chiếm 5%).

Các vị trí tiếp theo trong top 10 quốc gia đứng đầu đều là những nước có ngân sách quốc phòng lớn: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Gần 200 quốc gia còn lại chiếm 45% (23.195 chiếc).


Loại máy bay có số lượng đông nhất thế giới? (xét trên ba chủng loại chiến đấu cơ, vận tải/tiếp dầu, trực thăng)

Chiếm ngôi vua về số lượng máy bay quân sự thế giới, không lạ khi ở cả ba chủng loại máy bay Mỹ đều đứng đầu về số lượng phi cơ do nước này chế tạo hoạt động trên toàn thế giới.

Về máy bay chiến đấu (tổng số trên thế giới 15.746 chiếc), đứng vị trí đầu trong top 10 là F-16 (2.311 chiếc, chiếm 15%), tiếp đến là F-18 (1.009 chiếc) và F-15 (859 chiếc).

Các vị trí tiếp theo thuộc về máy bay do Nga sản xuất như MiG-29 (794 chiếc), Su-27/30 (784 chiếc), Su-24 (622 chiếc), Su-25 (541 chiếc).

Đáng lưu ý, tiêm kích huyền thoại MiG-21 đứng thứ 4 với tổng số 797 chiếc hoạt động. Tuy MiG-21 đã bị Nga loại bỏ từ lâu nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn dùng loại máy bay này, thậm chí nó vẫn đóng vai trò tiêm kích chủ lực trong lực lượng Không quân một số nước.

Các máy bay có số lượng đông nhất trên thế giới.

Không có bất kỳ một thiết kế quốc gia Châu Âu (EF-2000, Dassault Rafale, Mirage 2000) lọt vào trong top 10.


Về kiểu loại máy bay vận tải/tiếp dầu (cả thế giới có 5.109 chiếc), Mỹ vẫn nắm giữ vị trí đầu top với máy bay vận tải chiến thuật C-130 (1.150 chiếc, chiếm 22%), tiếp dầu KC-135 (442 chiếc).

Ở vị trí thứ ba là An-24/26 (304 chiếc), vận tải cơ chiến thuật kiểu cũ do Liên Xô chế tạo và một vài thiết kế khá nổi khác như Il-76/78, An-32 và An-12 xuất hiện trong top 10.

Phải tới dòng vận tải cơ, các thiết kế của châu Âu mới "có cửa", ở vị trí thứ 8-9 là 2 cái tên C-160 (do Đức – Pháp hợp tác sản xuất) và CN-235 (Tây Ban Nha – Indonesia hợp tác thiết kế).

Về kiểu loại trực thăng (tổng số trên thế giới 18.902 chiếc), Mỹ giữ vị trí thứ nhất với thiết kế S-70/UH-60 (2.722 chiếc, chiếm 14%), đứng thứ 2-3 là đại diện nổi tiếng của Nga gồm Mi-8/17 (2.523 chiếc) và Mi-24/35 (1.494 chiếc).

Những vị trí tiếp sau đều do dòng trực thăng Mỹ độc chiếm UH-1 (1.366 chiếc), AH-64 (951 chiếc), CH-47,… châu Âu chỉ có đúng duy nhất một đại diện lọt top 10 là SA341/342 của Pháp (487 chiếc).

Khu vực giữ số lượng máy bay nhiều nhất thế giới?

Khu vực chiếm giữ số lượng máy bay quân sự nhiều nhất trên thế giới nằm ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi đang diễn ra nhiều hoạt động Không quân sôi động nhất, tổng số 10.005 chiếc.

Xếp sau đó là khu vực Bắc Mỹ với 9.760 chiếc (đa số vẫn là máy bay Không quân Mỹ), tiếp đến là châu Âu (6.737 chiếc), Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG (5.234 chiếc), Trung Đông (2.996 chiếc), Nam Mỹ (2.368 chiếc), châu Phi (2.657 chiếc).

Xem thêm →
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Tâm thư của Sinh Viên Cao Đẳng Y Tế gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét
Con chào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Con hiện đang theo học tại trường Cao Đẳng y tế

Thủ tướng biết không, còn vài tháng nữa là con ra trường trở thành một Y sỹ rồi, nhưng con không biết phải xin việc làm ở đâu trong tỉnh nữa, vì trước đó khoảng vài tháng thì có một khóa Điều Dưỡng và Hộ sinh tốt nghiệp xong nhưng không xin được việc làm. Các bạn nói nếu muốn có việc làm sau khi ra trường phải bỏ ra một số tiền đúc lót thì mới có việc làm. Theo con được biết, thì nghành Y tế mình hiện nay còn thiếu nguồn nhân lực rất nhiều nhưng khi nộp hồ sơ thì chỗ nào cũng nói đã đủ, không nhận. Nhưng thực tế là nói xạo, vì nếu không có tiền đúc lót hoặc không quen biết thì chẳng có được việc làm.

Sinh Viên Trường Cao Đẳng y tế Đồng Tháp. Ảnh minh họa

Nhà nghèo, con và một số bạn phải cố gắng lắm mới có thể theo học tại trường, thế nhưng đến khi sắp bước ra trường thì thông tin phải có tiền hoặc quen biết thì mới có việc làm làm con buồn lắm Thủ Tướng à. Mười mấy năm đèn sách vất vả lắm có thể có được tấm bằng trong tay nhưng nay xem ra hy vọng đã không còn.

Con buồn khi viết ra những lời này. Con mong sau Thủ Tướng có thể nghĩ ra cách nào đó giúp cho các bạn học sinh khóa 2010,2011 đang theo học tại trường Y tế Đồng Tháp để các em có thêm nghị lực tiếp tục học, vì các em đang rất hoang mang và lo lắng khi biết tin đó, còn con sẽ vẫn tiếp tục hi vọng có được việc làm sau khi ra trường dù biết điều đó rất mong manh.

Con rất kính trọng Thủ Tướng, Chúc sức khỏe Thủ Tướng.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT

0 nhận xét
Ngày 17/2/2012, Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc chuẩn bị chuyển đổi mô hình Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT-TT theo hướng thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch.

Thông tin vừa được TS. Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ tại sự kiện Gặp gỡ ICT Xuân Nhâm Thìn vừa diễn ra tối 17/2/2012, ở Hà Nội.


Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT được kỳ vọng sẽ đem lại những bước đột phá cho giai đoạn phát triển mới của CNTT-TT Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết việc đề cử, lựa chọn các thành phần tham gia Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho có thể huy động được nhiều nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội nhằm thực hiện thành công Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, và để đất nước có thể mạnh lên bằng CNTT-TT.

Được biết năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT và tiếp tục triển khai một số chương trình quốc gia về phát triển ứng dụng CNTT-TT. Do có nhiều khó khăn khách quan và chủ quan từ thế giới và trong nước, dù ngành CNTT-TT vẫn đạt mức tăng trưởng tương đối cao nhưng chưa được như mong muốn. Tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT vừa được Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT-TT tổ chức đầu năm 2012, Bộ TT&TT khẳng định còn rất nhiều việc phải làm mới đạt được mục tiêu đề ra trong Đề án.

Việc hình thành Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT được cộng đồng CNTT-TT kỳ vọng sẽ tạo thế và lực mới cho sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong bối cảnh Nghị quyết TƯ 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đã chính thức khẳng định CNTT-TT là hạ tầng mềm trong nền tảng kinh tế xã hội, là hạ tầng của mọi hạ tầng, và triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT đã được coi là nhiệm vụ bao trùm, xuyên suốt trong 10 năm tới, góp phần thay đổi thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ CNTT-TT thế giới, sớm đưa Việt Nam vào Top các quốc gia có nền CNTT-TT và dịch vụ CNTT-TT phát triển.

Trao đổi về tin vui Thủ tướng sẽ là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) dự báo: “Năm 2012 sẽ có bước chuyển biến mạnh mẽ trong “làng” CNTT-TT Việt Nam; sẽ có bước đột phá, khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của CNTT-TT nước nhà trong giai đoạn sắp tới. Đến cuối năm nay, việc thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT-TT và đổi mới đất nước sẽ được giới CNTT-TT và báo giới bình chọn là sự kiện số 1 trong những sự kiện tiêu biểu của CNTT-TT Việt Nam trong năm 2012″.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT (BCĐ) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập ngày 2/4/2008 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thời gian qua, BCĐ đã rất nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ về chủ trương, giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối việc triển khai thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm về ứng dụng và phát triển CNTT của các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện việc ứng dụng và phát triển CNTT, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT-TT để hình thành Chính phủ điện tử ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có sự tham gia trực tiếp của người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ thì mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra.

Gặp gỡ ICT Xuân Nhâm Thìn là sự kiện thường niên do Hội Tin học Việt Nam khởi xướng nhằm tạo cầu nối để các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT có cơ hội giao lưu, khởi động những chuỗi sự kiện, hoạt động tiếp theo trong năm. Chương trình giao lưu đầy ý nghĩa năm nay có sự hội tụ đồng tổ chức của 9 hội, hiệp hội về CNTT-TT gồm: Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam.

Theo Ict News.vn
Xem thêm →

"Đi chợ" mua vũ khí quân sự Châu Á

0 nhận xét
Hội chợ vũ khí và hàng không lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang diễn ra tại Singapore năm nay được dự kiến sẽ có nhiều hợp đồng lớn, khi mà ngân sách quốc phòng của nhiều nước trong khu vực đang không ngừng gia tăng.

"Đi chợ" mua khí tài quân sự không phải là hoạt động mới mẻ tại khu vực châu Á. Tuy nhiên Hội chợ vũ khí và hàng không lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang diễn ra tại Singapore năm nay được dự kiến sẽ có nhiều hợp đồng lớn, khi mà ngân sách quốc phòng của nhiều nước trong khu vực đang không ngừng gia tăng.

Châu Á: Thị trường lớn nhất

Tạp chí quốc phòng HIS Jane's mới đây đưa ra dự báo, chi tiêu của khu vực Đông Á cho máy bay quân sự trong năm 2012 sẽ tăng từ 15,9 tỉ USD lên 24,3 tỉ USD năm 2015.

Trong khi đó, chi tiêu cho lực lượng mặt đất và vũ khí trên bờ truyền thống sẽ chỉ tăng từ 11,2 tỉ lên 13,1 tỉ USD. Chi tiêu cho hải quân của khu vực sẽ hầu như giữ nguyên ở mức 12 tỉ USD, nhưng chi tiêu cho tàu ngầm sẽ tăng từ 2,5 tỉ lên 3,1 tỉ USD. Dự báo này bao gồm cả các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Cũng theo IHS Jane's, trong vòng 3 năm tới, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt tổng chi tiêu của tất cả các nước lớn ở Châu Á cộng lại. Ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi từ 119,8 tỉ USD năm 2011 lên 238,2 tỉ USD năm 2015, tăng 18,75% mỗi năm. "Trung Quốc sẽ đầu tư vào quốc phòng vượt qua cả Nhật Bản và Ấn Độ", Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia của IHS Paul.


Tim Carey, Phó chủ tịch Tập đoàn Raytheon, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ nhận định về Thái Bình Dương: "Đó là thị trường lớn nhất của chúng tôi". Các công ty khác như Lockheed Martin và chi nhánh quốc phòng của Boeing đều dự đoán rằng Châu Á Thái Bình Dương sẽ đóng góp khoảng 40% trong nguồn thu quốc tế của họ. Cả hai sẽ kiếm bộn tiền từ nhu cầu máy bay chiến đấu đang gia tăng trong khu vực

Không chỉ có các công ty của Mỹ, Nga năm ngoái cũng bội thu nhờ xuất khẩu vũ khí khi kiếm về hơn 13 tỷ USD. Mặc dù thừa nhận đã mất đi khoảng 4 tỷ USD do "đế chế" Gaddafi sụp đổ tại Libya nhưng xuất khẩu vũ khí trong năm 2011 của Nga vẫn tăng trưởng ở mức cao bởi các đơn đặt hàng mới đến từ các quốc gia châu Á đặc biệt là Ấn Độ.

Theo giới phân tích, sự nổi lên của Trung Quốc đã khiến nhiều không thể đứng nhìn. Andrew Davies, Giám đốc Chương trình thuộc Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: "Không như tình hình Ấn Độ - Pakistan hay bán đảo Triều Tiên, không gian tranh chấp nhau ở Châu Á là không gian biển, đặc biệt là biển Đông".

Chính bởi đặc thù là những cuộc tranh chấp trên biển nên xu hướng đầu tư vào khí tài quân sự của các quốc gia châu Á Thái Bình Dương cũng đang có những thay đổi sâu sắc.

Theo giới phân tích, từ các loại vũ khí mặt đất truyền thống như xe tăng hay súng sang máy bay phản lực, máy bay tuần tra biển, radar và tàu ngầm, các quốc gia ven biển của Châu Á giờ đây ít quan tâm đến sự cạnh tranh với láng giềng hơn, mà tập trung nhiều hơn đến nhu cầu triển khai lực lượng ra khơi xa.

Tim Carey của Raytheon dự đoán, trong 3 đến 5 năm tới, trong số đơn hàng đặt 1.000 máy bay tuần tra trên biển của thế giới thì đơn đặt hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 100 chiếc. "Tại khu vực này, giám sát trên biển đang được hầu như tất cả các chính phủ quan tâm"

Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng với khoảng 100 tỉ USD mua vũ khí trong thập kỷ tới, trong đó một phần quan trọng là phòng không và hải quân. Theo chuyên gia Davies của Australia, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển từ quân đội dựa trên mặt đất tầm ngắn sang các lực lượng mang tính chiến lược hơn, cả hai đều có tham vọng sở hữu lực lượng hải quân toàn cầu, tham vọng tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay.

Càng bất ổn càng nhiều cơ hội

Không chỉ là các đơn đặt hàng "khủng", hàng loạt các cuộc tập trận trên quy mô lớn sẽ diễn ra trong những tháng đầu năm 2012 cũng làm cho tình hình khu vực thêm "nóng" hơn.

Ngày 16/2, Seoul cho biết từ ngày 20 đến 24/2, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tập trận phối hợp chống tàu ngầm của Triều Tiên. Theo Yonhap, cuộc tập trận sẽ diễn ra trên biển Hoàng Hải, gần vùng biển hai miền Triều Tiên tranh chấp. Chính quyền Seoul tiết lộ sẽ có sự tham gia của hai tàu khu trục 7.600 tấn Aegis của Mỹ và một tàu "Yulgok Yi I" của Hàn Quốc cùng khoảng 20 tàu chiến các loại, máy bay trực thăng Lynx và máy bay do thám chống tàu ngầm P3-C. Báo JoongAng Ilbo dẫn lời một quan chức quân đội mô tả đây là "cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay" của Mỹ và Hàn Quốc.

Cũng theo Yonhap, ngay sau cuộc tập trận này, từ ngày 27/2 Mỹ và Hàn Quốc lại tiếp tục cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Key Resolve thường niên kéo dài đến ngày 9/3. Cùng lúc, cuộc tập huấn thao trường phối hợp giữa hải quân, bộ binh và không quân mang tên "Đại bàng non" sẽ diễn ra từ ngày 1/3 đến 30/4/2012.

Ngoài Hàn Quốc Philippine, một đồng minh của Mỹ từng vài lần va chạm với Trung Quốc vì tranh chấp trên Biển Đông tỏ ra rất hoan nghênh động thái của Mỹ khi nước này có ý định sẽ đưa tàu chiến vào tuần tra Singarpore và Philippine: "Chúng tôi đang đối mặt với các thách thức an ninh chung", phát ngôn viên quốc phòng Philippines, Peter Paul Galvez cho biết.

Mặc cho những lời giải thích "mua sắm khí tài mới để tự vệ", thông qua việc chi tiêu cho quốc phòng, các nước tại khu vực châu Á đang làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Ai cũng hiểu "trò chơi súng đạn" sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp, nhưng thật khó lòng để không tham gia vào cuộc chơi đó khi châu Á đang "nóng ran" như trên chảo lửa.

Tuy nhiên, đối với lái súng quốc tế, càng bất ổn càng nhiều cơ hội.
Xem thêm →

Ông Nguyễn Bảo Hoàng làm thành viên HDQT Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt

0 nhận xét
Bà NGUYỄN THANH PHƯỢNG – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Bà Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt
Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Bà đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ Châu Á

Ông TÔ HẢI – Tổng Giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị

Trước khi thành lập ra VCSC, ông Hải là Phó Tổng Giám đốc điều hành và là Giám đốc chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh của Công ty Chứng khoán Bảo Việt

Ông Hải có kiến thức sâu và vững chắc trong mảng tư vấn Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking) và kinh nghiệm sâu rộng về thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, ông Hải đã được biết đến như là một trong những chuyên gia có tiếng và thành đạt với nhiều thành tích xuất sắc trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, phát hành chứng khoán ra công chúng, tái cấu trúc tài chính, v.v…

Trước khi tham gia Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ông Hải đã từng hợp tác cùng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á với vai trò là Giám đốc phát triển kinh doanh

Ông được cấp bằng Cử nhân Quản trị công nghiệp của Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh và bằng Thạc sĩ chuyên nghành Tài chính – Ngân hàng của Đại học Sydney, Úc. Ông Hải còn được cấp các chứng nhận và chứng chỉ hoạt động của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam


Ông HUỲNH RICHARD LÊ MINH – P. Tổng Giám Đốc, Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Ông Minh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và quản trị chuyên nghiệp tại Việt Nam và Mỹ

Trước khi gia nhập VCSC, ông là Giám đốc tư vấn của công ty PricewaterhouseCoopers Việt Nam, chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ kiểm toán tài chính và các dịch vụ tư vấn khác có liên quan cho khách hàng địa phương cũng như các tập đoàn đa quốc gia

Ông Minh có bằng Cử nhân thương mại của Đại học Curtin phía Tây Úc (Curtin University of Western Australia) và cũng là thành viên của Hiệp hội kế toán viên công chứng Úc (Australian CPA)

Ông NGUYỄN QUANG BẢO – P.Tổng Giám Đốc – Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Ông Nguyễn Quang Bảo đa có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Tham gia vào thị trường chứng khoán ngay từ những ngày đầu thành lập, ông Bảo đa nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nhiều quy trình nghiệp vụ của một công ty chứng khoán. Với kinh nghiệm và khả năng của mình, ông Bảo đa tham gia định giá, xây dựng phương án cổ phần hoá, tổ chức bán đấu giá cho rất nhiều doanh nghiệp, trên nhiều địa bàn khác nhau

Trước khi làm việc tại VCSC, Ông Bảo đa từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh Tp. HCM của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Phó Giám đốc Khối Dịch vụ Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn kiêm Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tín dụng tại Học Viện Ngân hàng và bằng Cử nhân chuyên ngành Tài chính Tín dụng tại Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội

Ông TRẦN QUYẾT THẮNG – Thành viên Hội đồng Quản trị

Ông Thắng hiện đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty REFICO – một công ty cổ phần chuyên phát triển các dự án địa ốc.

Ông có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và quản trị. REFICO hiện đang đầu tư và phát triển hàng loạt dự án địa ốc với tổng giá trị lên đến hơn 300 triệu USD trong mảng căn hộ cao cấp, nhà nghỉ cao cấp, các tòa nhà văn phòng và thương mại
Ông Thắng tốt nghiệp ngành luật từ các trường nổi tiếng ở Đức và Anh. Ông đồng thời là sáng lập viên của Văn phòng luật sư Thắng và Các đồng sự (Thắng & Associates)

Ngoài ra, ông còn là một trong những người sáng lập nên Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và từng là Tổng Giám đốc của SSI. Ông Thắng còn giữ vị trí Chủ tịch Ủy Ban đầu tư của Quỹ Aureos (Anh) chuyên đầu tư vốn cổ phần cá nhân trên toàn cầu

Ông NGUYỄN BẢO HOÀNG – Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Nguyễn Bảo Hoàng (Henry) hiện đang là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004. Trước khi gia nhập IDG Ventures Vietnam, anh từng là cộng sự nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork. Anh cũng là một trong các thành viên sáng lập S2S Medical Publishing và trang web Medschool.com.

-> Đọc thêm: CEO Nguyễn Bảo Hoàng IDG đầu tư vào Tamtay.vn

Henry hiện đang giữ chức vụ điều hành của các công ty như tập đoàn VC, Vật Gía, VTC Online, Tập đoàn Công nghệ Vega, VinaPay và Goldsun Focus Media. Anh cũng là thành viên của Hiệp hội Asia Society và được vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu Young Global Leader của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ngoài ra, anh còn là thành viên hội đồng cố vấn của tổ chức Operation Smile Vietnam và Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam. Henry tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh Đại học Harvard, cử nhân bác sĩ y khoa trường Đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Kellogg School of Management -Hoa Kỳ

Ông TRẦN BẢO TOÀN – Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Toàn cũng là một trong những thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Bản Việt và hiện tại ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT. Trước khi thành lập Quỹ Bản Việt, ông là một trong những Giám đốc của Vietnam Holding.

Ông Toàn làm việc hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý quỹ và tài sản tại Thụy Sĩ, Credit Suisse tại Luxembourg, Banque Generale du Luxembourg và Ngân hàng Aargauische Kantonal, sau đó làm Giám đốc quản lý danh mục đầu tư cấp cao và Trưởng phòng nghiên cứu.

Ông đã lấy bằng Thạc sĩ tại trường đại học Fribourg, làm luận án Tiến sỹ với chủ đề “Thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt phân tích tầm quan trọng của mô hình Quản trị Hội đồng Doanh Nghiệp (Corporate Governance)” tại Đại học St. Gallen, Thụy Sĩ.
Xem thêm →

Tiểu sử Lê Hoàng Quân: Chủ tịch UBND TP.HCM

0 nhận xét
Để trả lời và tìm hiểu ông Lê Hoàng Quân là ai? Mời các bạn theo dõi toàn bộ tiểu sử / lý lịch hoạt động của Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân


Họ và tên: LÊ HOÀNG QUÂN

Sinh ngày: 10/02/1953

Quê quán: Xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Dân tộc: Kinh

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân Luật, Cử nhân chính trị)

Chức danh: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 06/7/1978

Ngày chính thức: 06/01/1980

Khen thưởng: Huân chương Quyết thắng Hạng I, Huân chương Kháng chiến Hạng III, Huân chương Lao động Hạng II, Huân chương Lao động Hạng III

Là Đại biểu Quốc hội khóa X (1997-2002), Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách

Là Đại biểu Hội đồng nhân dân:

-Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 5 (1994-1996)
-Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 6 (1996-1999)
-Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 7 (2006-2011)
-Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 8 (2011-2016)

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

6/1967-1973: Vừa đi học, hoạt động hợp pháp, làm giao liên cho huyện đội, huyện ủy Dĩ An và thị xã Biên Hòa.

1974-1994: Thoát ly công tác tại thị ủy Biên Hòa, giữ các chức vụ: Phó Chánh Văn phòng Ủy ban, Chánh Văn phòng Ủy ban, Ủy viên thư ký, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa. Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Biên Hòa (khóa II, III, IV, V, VI); Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Biên Hòa; Ủy viên Ban Chấp hành, Thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy Biên Hòa.

1994-2004: Ủy viên Ban Chấp hành, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa V (1994-1996), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VI (1996-1999). Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy (2000). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2005), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai (2000-2004). Đại biểu Quốc hội khóa X (1997-2002), Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội.

11/2004-7/2006: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2006-2010), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

7/2006-10/2010: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Phó Bí thư Thành ủy (khóa VIII), Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VII (2004-2011).

10/2010 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Thành ủy (khóa IX), Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII (2011-2016), Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Xem thêm →
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Mục tiêu chế tạo vũ khí Việt Nam tới 2020

0 nhận xét
Những ngày đầu năm, các nhà khoa học của Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP) vẫn có mặt tại Trường bắn TB1 từ sáng sớm, tiến hành thử nghiệm các sản phẩm mới.
Trung tá, thạc sĩ Trần Xuân Khoa, Trưởng phòng Súng pháo cho biết: Dịp này năm trước, có hôm trời lạnh dưới 5 độ C, chúng tôi vẫn tiến hành bắn thử nghiệm vũ khí theo kế hoạch.

Thiếu tá Nguyễn Phúc Linh, Phó trưởng Phòng Đạn, tác giả của những đề tài về đạn cháy B41, cối 60mm tầm xa và tham gia các đề tài chế tạo đạn cối 82mm tăng tầm, đạn xuyên dưới cỡ 85mm D44, đạn cối 100mm cát-xét cho biết: "Việc thử nghiệm hết sức quan trọng đối với đề tài và nhà khoa học. Có những lần đi thử nghiệm đạn cối 60mm tầm xa, gặp mưa lũ trên đường, xe không vào được, nhóm nghiên cứu phải lội bộ vào vị trí. Nhiều lần, để tìm điểm chạm, xác định độ trúng, độ chụm của vũ khí, nhóm nghiên cứu phải đi bộ hàng chục cây số đường rừng…"

Ngược dòng lịch sử, 65 năm trước, các cán bộ của Nha Nghiên cứu kỹ thuật đã vượt qua muôn vàn khó khăn, nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ đầu kháng chiến, tại núi rừng Việt Bắc, dù thiếu thốn về máy móc, phương tiện, vật liệu, song các nhà khoa học quân đội đã thiết kế, chế tạo thành công súng, đạn bazooka, AT, SKZ60 có khả năng xuyên phá, tiêu diệt các loại lô cốt, hỏa điểm kiên cố.

Đại tá, tiến sĩ An Văn Thắng, Viện trưởng Viện Vũ khí khẳng định: "Sau 65 năm, từ Nha Nghiên cứu kỹ thuật trước đây đến Viện Vũ khí ngày nay, các thế hệ cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật của viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Viện đã xây dựng, trở thành viện nghiên cứu đa ngành, tập trung ở các lĩnh vực cơ khí, hóa nổ và điện tử; có khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới để thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến hiện đại hóa các loại vũ khí, khí tài hệ lục quân phục vụ quốc phòng, an ninh.

Cán bộ Viện vũ khí trao đổi về phương án thiết kế, cải tiến vũ khí bộ binh.

Tổng kết thực hiện Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (khóa VII) và Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, Viện Vũ khí được trên đánh giá cao. Nhiều sản phẩm của viện đã đưa vào trang bị cho quân đội như súng và đạn cối 100mm, súng và đạn chống tăng B41-M, B40 sát thương, PG-9, OG-9…

Nổi bật là viện đã nghiên cứu thành công các loại vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh mang vác, bước đầu tham gia nghiên cứu, thiết kế chế tạo một số loại vũ khí có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, bảo đảm kỹ thuật cho sản xuất công nghiệp quốc phòng."

Cán bộ, kỹ sư luôn bám sát nhà máy, cơ sở công nghiệp quốc phòng để khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, bảo đảm kỹ thuật và làm cơ sở để Viện Vũ khí tư vấn cho các đề tài, dự án trọng điểm của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

Trong 5 năm qua, cán bộ của viện tham gia tư vấn, thẩm định hàng chục đề tài, dự án đầu tư, lắp đặt dây chuyền sản xuất quốc phòng các cấp. Viện đã nghiên cứu, xây dựng hàng trăm bộ tài liệu sản xuất, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thiết kế, chế tạo vũ khí. Cán bộ, nhân viên kỹ thuật của viện phối hợp với lực lượng của các nhà máy giải quyết nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, viện chú trọng xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ mạnh, đáp ứng yêu cầu thiết kế, chế tạo và cải tiến, hiện đại hóa vũ khí; sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách được đầu tư, hoàn thành xây dựng Phòng Thí nghiệm vũ khí; triển khai quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, chế thử sản phẩm. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao của viện không ngừng được bổ sung thông qua việc tuyển chọn, đào tạo ở trong và ngoài nước. Đến nay, viện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nghiên cứu viên tâm huyết, yêu nghề, bản lĩnh chính trị vững vàng, với hơn 50% có trình độ sau đại học.

Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và chương trình vũ khí lục quân của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, chỉ huy Viện Vũ khí tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; khai thác các nguồn lực cho đầu tư, phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ.

"Từ nay đến năm 2020, viện tập trung làm tốt nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho sản xuất quốc phòng, nâng cao chất lượng sản phẩm vũ khí và tạo ra nhiều sản phẩm vũ khí có trình độ cao; quan tâm xây dựng đội ngũ, làm chủ về nghiên cứu thiết kế, chế tạo vũ khí lục quân; chú trọng các hệ vũ khí có điều khiển, tích hợp hệ thống, khí tài quan sát, ngắm bắn, nhất là phục vụ tác chiến ban đêm. Viện tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng, từng bước làm chủ về thiết kế, chế tạo pháo tàu và tên lửa chống tăng, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ thiết kế, chế tạo vũ khí huấn luyện và vũ khí cho các nhiệm vụ đặc biệt," Đại tá An Văn Thắng nói.
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank

0 nhận xét
Sau khi đổi tên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức công bố cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo mới.



Theo thông tin vừa công bố, bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc).

Ngày 9/1/2012, Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank).

Bà Phượng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.

Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán Luân Đôn, AIM.

Trong cơ cấu mới, Hội đồng Quản trị của Viet Capital Bank có 8 thành viên; Ban kiểm soát có 3 thành viên; Ban điều hành có 7 thành viên.

Trước đó, ngày 9/1/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank).

Trong năm 2011, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng (đảm bảo yêu cầu vốn pháp định) của ngân hàng này cũng là một sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường.
Xem thêm →

Tiểu sử, lý lịch Võ Văn Thưởng: Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ngải

2 nhận xét
Để tránh những luồng thông tin sai sự thật và trả lời cho câu hỏi ông Võ Văn Thưởng là ai? Thôn làm báo xin cung cấp thông tin đầy đủ về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của: Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ngải Võ Văn Thưởng

Vo Van Thuong
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng

Họ và tên: Võ Văn Thưởng – sinh năm 1970

Quê quán: Vĩnh Long;

Thạc sỹ Triết học

Quá trình công tác:

+ 1986 – 1988: Đoàn viên xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.

+ 1988 – 1993: Đoàn viên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm CLB lý luận trẻ; Bí thư Đoàn Khoa, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

+ 11/1993 – 12/1999: Cán bộ, Phó Ban, Trưởng Ban Đại học- Trung học chuyên nghiệp Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (10/1996); ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP.Hồ Chí Minh, ủy viên Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, ủy viên BCH T.Ư Đoàn (1997); Đảng ủy viên-Bí thư Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

+ 1/2000-11/2002: Chủ tịch Hội Sinh viên TP.Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; Phó Bí thư Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (5/2001); đại biểu Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh (1999-2004).

+12/2002-11/2004: Uỷ viên Ban thường vụ T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh; Bí thư Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (3/2003); Thành ủy viên (10/2003).

+ 12/2004-10/2006: Bí thư quận ủy quận 12 TP.Hồ Chí Minh, Thành ủy viên.

+ 4/2006: Tại ĐH toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng.

+ 10/2006: Được bầu làm Bí thư thường trực BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII.

+ 1/2007: Được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII; Tháng 3/2007 được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.

+ Đại biểu Quốc hội khoá XII.

+ Ngày 20/12/2007, tại Hội nghị lần thứ nhất BCH T.Ư Đoàn khoá IX, được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá IX.

+ Tháng 1, 2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

+ Ngày 11/08/2011, ông được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by